BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
(Control Engineering and Automation)
Mã ngành: ......
(Ban hành kèm theo Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 11 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo )
1 MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1 Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa nhằm trang bị cho sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức khoa học cơ bản toàn diện, kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành cơ bản để nhanh chóng tham gia vận hành, bảo dưỡng, lắp đặt, thiết kế và xây dựng các dự án phát triển và ứng dụng Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa trong các lĩnh vực công nghiệp và kinh tế quốc dân, phục vụ tốt xã hội và đất nước; có phương pháp làm việc chuyên nghiệp, tư duy khoa học, tác nghiệp độc lập và sáng tạo; có khả năng tự học và nghiên cứu, tiếp thu được khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, hòa nhập được trong môi trường quốc tế; có khả năng học tiếp lên các bậc học cao hơn.
1.2 Các mục tiêu cụ thể
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Điều khiển và Tự động hóa có được
· Kiến thức đại cương về các môn Toán, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
· Kiến thức cơ sở và kiến thức cốt lõi củangành Kỹ thuật Điều khiển-Tự động hóa, phục vụ trong các lĩnh vực ứng dụng công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân.
· Kiến thức và kỹ năng chuyên ngành về một trong các hướng chuyên môn (Điều khiển, Tự động hóa xí nghiệp, Tự động hóa quá trình, ...)
· Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp: Ngoại ngữ, phương pháp làm việc, khả năng trình bày và giao tiếp...
2 KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1 Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 260 đơn vị học trình (đvht)
Thời gian đào tạo: 5 năm
2.2 Cấu trúc kiến thức của chương trình
(Tính theo số đơn vị học trình, đvht)
KHỐI KIẾN THỨC
|
Kiến thức
bắt buộc
|
Kiến thức các trường tự chọn
|
Tổng
|
Kiến thức giáo dục đại cương
|
68
|
12
|
80
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
109
|
71
|
180
|
- Kiến thức cơ sở ngành
|
54
|
|
|
- Kiến thức ngành
|
34
|
|
|
- Thực tập tốt nghiệp
|
6
|
|
|
- Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
|
|
Tổng khối lượng
|
177
|
83
|
260
|
3 KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC BẮT BUỘC
3.1 Danh mục các học phần bắt buộc
TT
|
TÊN NHÓM KIẾN THỨC
|
KHỐI LƯỢNG (đvht)
|
|
GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
|
68
|
1
|
Triết học Mác-Lênin
|
6
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
|
5
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
4
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
4
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
3
|
6
|
Ngoại ngữ cơ bản
|
10
|
7
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
8
|
Giáo dục quốc phòng
|
165 tiết
|
9
|
Đại số
|
4
|
10
|
Giải tích 1
|
6
|
11
|
Giải tích 2
|
5
|
12
|
Vật lý 1
|
4
|
13
|
Vật lý 2
|
3
|
14
|
Hoá học đại cương
|
3
|
15
|
Tin học đại cương
|
4
|
|
KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH
|
54
|
16
|
Tín hiệu và hệ thống
|
4
|
17
|
Lý thuyết mạch điện
|
6
|
18
|
Lý thuyết trường điện từ
|
2
|
19
|
Điện tử tương tự và số
|
6
|
20
|
Cơ sở kỹ thuật nhiệt
|
4
|
21
|
Cơ học lý thuyết
|
3
|
22
|
Cơ học máy
|
3
|
23
|
Cơ sở kỹ thuật thủy khí
|
3
|
24
|
Lý thuyết điều khiển tự động I
|
4
|
25
|
Lý thuyết điều khiển tự động II
|
4
|
26
|
Phương pháp tính
|
3
|
27
|
Kỹ thuật lập trình
|
4
|
28
|
Hệ vi xử lý và máy tính
|
4
|
29
|
Kỹ thuật đo lường
|
4
|
|
KIẾN THỨC NGÀNH
|
34
|
30
|
Điều khiển tối ưu và thích nghi
|
4
|
31
|
Nhập môn điều khiển mờ và mạng nơron
|
3
|
32
|
Điều khiển số
|
3
|
33
|
Các hệ thống rời rạc
|
4
|
34
|
Cơ sở hệ thống điều khiển quá trình
|
3
|
35
|
Mô hình hóa và mô phỏng quá trình sản xuất
|
3
|
36
|
Máy điện và khí cụ điện
|
6
|
37
|
Điện tử công suất
|
4
|
38
|
Cơ sở truyền động điện
|
4
|
|
THỰC TẬP VÀ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
|
21
|
39
|
Thực tập tốt nghiệp
|
6
|
40
|
Đồ án tốt nghiệp
|
15
|
Số lần xem trang: 3645