1. Giới thiệu chung
Bộ môn Công Thôn được thành lập năm 1994 trên cơ sở sáp nhập 3 Bộ môn: Máy Nông nghiệp, Sử dụng, và Động lực, và chịu trách nhiệm đào tạo Chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm.
2. Tổ chức nhân sự
Bộ môn Công thôn hiện có 09 cán bộ viên chức (CBVC), bao gồm: 01 PGS – tiến sĩ, 01 tiến sĩ, 04 thạc sĩ, 01 kỹ sư và 02 kỹ thuật viên; trong đó có 01 giảng viên cao cấp, 01 giảng viên chính và 05 giảng viên.
Trưởng Bộ môn hiện tại:  TS. Nguyễn Thanh Nghị.
Cán bộ viên chức Bộ môn Công thôn
3. Hoạt động đào tạo
Bộ môn hiện phụ trách việc quản lý đào tạo với 3 ngành và chuyên ngành: Cơ khí nông lâm, Công nghệ kỹ thuật cơ khí (chất lượng cao) và Công nghệ kỹ thuật năng lượng tái tạo.
Chương trình đào tạo chuyên ngành Cơ khí nông lâm và Công nghệ kỹ thuật cơ khí (chất lượng cao) trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, cụ thể là:
- Có phẩm chất đạo đức, đủ sức khỏe để tham gia xây dựng bảo vệ tổ quốc
- Có kiến thức cơ bản của kỹ sư cơ khí
- Được trang bị kiến thức công nghiệp phục vụ và phát triển nông thôn toàn diện
- Có trình độ lý luận tổng hợp kỹ thuật-kinh tế chính trị
Sau khi tốt nghiệp những kỹ sư chuyên ngành Cơ khí nông lâm có thể làm cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp thuộc chuyên ngành cơ khí hay làm việc trong các lĩnh vực cơ khí nói chung, các ngành cơ khí phục vụ phát triển nông thôn, các xí nghiệp chế tạo máy, chế biến thức ăn gia súc, chế biến nông lâm sản và các cơ quan xuất nhập khẩu máy.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật năng lượng tái tạo cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và kỹ năng về lĩnh vực năng lượng tái tạo. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư có đủ trình độ chuyên môn để làm việc với các hệ thống năng lượng tái tạo, làm việc tại các cơ quan trong và ngoài nước, các trường đại học, viện, các trung tâm nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực năng lượng tái tạo và phát triển bền vững. 
- Số sinh viên hiện có: 350 sinh viên, với   khả năng đào tạo hàng năm 100 sinh viên
- Đã đào tạo 55 khóa sinh viên, với hàng ngàn Kỹ sư chuyên ngành Cơ khí nông lâm.
 
Gặp gỡ - Giao lưu tân sinh viên Khoa Cơ khí – Công nghệ
Báo cáo tốt nghiệp chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm
Ngoài ra, Bộ môn có những liên kết, hợp tác với nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trên thế giới, nghiên cứu, tổ chức hội thảo khoa học chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm; trao đổi giảng viên, sinh viên và chia sẻ thành tựu nghiên cứu.
4. Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu:
Ngoài những máy và thiết bị trong lĩnh vực cơ khí chung, Bộ môn còn có cơ sở vật chất vật chất, máy và thiết bị phục vụ cho sinh viên chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm như:
- Xưởng bảo dưỡng kỹ thuật được trang bị đầy đủ dụng cụ thiết bị để phục vụ cho đào tạo chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm;
- Xưởng Máy nông nghiệp gồm nhiều chủng loại máy phục vụ cho cơ giới hoá nhiều loại cây trồng, từ khâu làm đất đến gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch: Cày diệp, cày chảo, cày không lật, bừa, máy gieo lúa Porto, máy gieo bắp SPC6, máy gieo đĩa, máy chăm sóc xới bón, máy thu hoạch lúa, máy thu hoạch bắp…
- Nhiều chủng loại máy kéo và máy nông nghiệp được trang bị đáp ứng được yêu cầu của đào tạo đúng chuyên ngành như: MTZ, JonhDeer, MF, Kubota…
- Dụng cụ thí nghiệm đo lường các chỉ tiêu của chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm:  Đo độ chặt đất, đo lực cản kéo của máy nông nghiệp, đo áp suất của hệ thống thủy lực, đo áp suất của vòi phun nhiên liệu…
- Các nội dung thí nghiệm khác dùng chung trong toàn khoa: gia công chế tạo, dung sai đo lường, kỹ thuật điện và điện tử và điều khiển…
 
Giờ giảng thực hành máy nông nghiệp tại xưởng và trên đồng