1. Giới thiệu Bộ môn
 
Bộ môn Điều khiển và Tự động hoá được thành lập ngày 04 tháng 08 năm 2003 theo quyết định số 4094/QĐ-BGD&ĐT-ĐH của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Bộ môn chịu trách nhiệm đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa từ năm 2004 cho đến nay.
 
2. Tổ chức nhân sự
 
Bộ môn Điều khiển và Tự động hóa hiện có 04 cán bộ viên chức bao gồm: 01 Tiến sĩ, 02 Thạc sĩ và 01 Kỹ sư.
Trưởng Bộ môn hiện tại: TS. Trương Công Tiễn
 
3. Hoạt động đào tạo
 
Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ đại học nhằm trang bị cho người học có khả năng phân tích, đánh giá, triển khai, vận hành các hệ thống tự động, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp kỹ thuật cao, cụ thể là :
  •  Đào tạo sinh viên nắm vững và áp dụng các kiến thức chung, cơ sở ngành và chuyên ngành trong lĩnh vực kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, đặc biệt là các ứng dụng cho sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • Đào tạo sinh viên sử dụng thành thạo các kỹ năng chuyên môn, có khả năng tư duy sáng tạo, có kỹ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề và hội nhập quốc tế.
  • Rèn luyện sinh viên có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm xã hội, có thái độ tôn trọng pháp luật và đối tác.
  • Đào tạo sinh viên có khả năng tính toán, thiết kế, xây dựng các hệ thống điều khiển và tự động hoá, giám sát các hoạt động sản xuất công nông nghiệp. 
Sau khi tốt nghiệp, những kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa có thể làm việc tại :
  • Công ty tư vấn, thiết kế, chế tạo các thiết bị tự động hay các hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp, nông nghiêp công nghệ cao.
  • Giám sát, bảo trì và sữa chữa các hệ thống điều khiển tự động trong nhà máy công nghiệp và Nông nghiệp công nghệ cao.
  • Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong lĩnh vực điều khiển tự động.
 
 
Hình ảnh sinh viên Bộ môn tham gia cuộc thi robocon do Khoa tổ chức
 
Các môn học chuyên ngành do Bộ môn phụ trách giảng dạy:
  • Nhập môn Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa
  • Cơ sở điều khiển tự động
  • Kỹ thuật đo lường, cảm biến
  • Điện tử công suất
  • PLC và Ứng dụng
  • Kỹ thuật vi điều khiển
  • Cơ sở hệ thống thủy lực & khí nén
  • Đo lường & điều khiển bằng máy tính
  • Hệ thống điều khiển linh hoạt
  • Tự động hóa trong công nghiệp
  • Đồ án Tự động hóa trong công nghiệp
  • Lý thuyết điều khiển nâng cao 
4. Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu
 
Ngoài những máy móc và thiết bị trong lĩnh vực cơ khí chung, Bộ môn còn có cơ sở vật chất, máy và thiết bị phục vụ cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa như :
  • Phòng thực hành Điều khiển tự động
  • Phòng thực hành Khí nén & thủy lực
  • Phòng thực hành Đo lường cảm biến
  • Phòng thực hành kỹ thuật