CHUYỂN GIAO MÁY CÀY NGẦM – PHAY
PHỤC VỤ CƠ GIỚI HÓA NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
     Trong tháng 10 vừa qua, khoa Cơ khí - Công nghệ, trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã chuyển giao thành công máy cày ngầm – phay kết hợp cho tập đoàn TTC – AgriS trong chương trình chuyển giao khoa học công nghệ đến các doanh nghiệp trong cả nước. Máy cày ngầm – phay được các giảng viên và sinh viên của khoa Cơ khí - Công nghệ thiết kế và chế tạo tại xưởng chế tạo máy nông nghiệp, thuộc bộ môn Công Thôn.
     Máy cày ngầm – phay là một thiết bị làm đất chưa phổ biến trên thị trường Việt Nam. Máy được thiết kế nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất mía đường theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Bên cạnh các chi tiết phụ trợ, máy cày ngầm – phay là kết hợp giữa 02 bộ phận chính: 02 lưỡi cày ngầm với  khoảng cách hai lưỡi là 30cm với độ sâu làm việc lên đến 60 cm, và một giàn phay với bề rộng làm việc là 90 cm với độ sâu phay đạt tối đa 30 cm. Ước tính, máy làm việc với năng suất tương đương 2,0 ha/h với tốc độ tiến máy kéo vào khoảng 2,5 km/h. Như vậy, máy cày ngầm – phay có thể thay thế cho ít nhất 03 thiết bị làm đất trong quy trình canh tác cây mía tại TTC – AgriS bao gồm cày ngầm, cày phá lâm 04 chảo và bừa đĩa nặng. Quan trọng hơn hết, máy cày ngầm – phay đáp ứng được yêu cầu làm đất tối thiểu được đặt ra bởi TTC – AgriS nhằm đạt được tiêu chí cơ giới hóa nông nghiệp bền vững.
     Hiện tại, các bạn sinh viên khóa 46 (2020) ngành cơ khí nông nghiệp của khoa đang tiến hành lấy mẫu để đánh giá toàn diện các ưu nhược điểm của máy nhằm cải thiện khả năng làm việc cho các phiên bản máy kế tiếp.
     Tiếp nối thành công của dự án, chúng tôi đang thực hiện các dự án cơ giới hóa nông nghiệp bền vững với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây chính là những cơ hội quý báu để các bạn sinh viên khoa Cơ khí - Công nghệ có thể tiếp xúc với thực tiễn sản xuất, góp phần trang bị cho các bạn sinh viên kiến thức chuyên môn trước khi có thể đóng góp sức trẻ xây dựng và phát triển đất nước.
TS. Nguyễn Huỳnh Trường Gia
--------------------------

- Chuyển giao công nghệ, máy và thiết bị chế biến ca cao cho các đơn vị trong và ngoài nước như ở Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu…

- Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật nhiệt, lạnh, điều hòa không khí và thông gió.

- Giảng viên của Khoa đã thực hiện việc chuyển giao công nghệ san phẳng đồng ruộng điều khiển bằng tia laser cho nông hộ và các chủ dịch vụ máy nông nghiệp ở ĐBSCL, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng…

- Chuyển giao công nghệ máy sấy đảo chiều gió cho các tổ chức cá nhân và tập thể sản xuất lúa, bắp, cà phê, tiêu… Trong cả nước và Các nước như: Cambodia, Lào, Philippines, Tanzania, Mayanmar. Bờ Biển Ngà.

Một số hình ảnh chuyển giao KHCN

Với việc áp dụng san phẳng đồng ruộng điều khiển bằng tia laser đã mang lại nhiều lợi ích như giảm lượng nước tưới, giảm phân thuốc, tăng tăng suất, tăng thu nhập… và thuận tiện việc quản lý đồng ruộng tạo điều kiện ứng dụng cơ giới hoá trong khâu thu hoạch.

Sản phẳng đồng ruộng điều khiển bằng tia laser ở Long An (2012)

--------------------------

Là sản phẩm nghiên cứu từ Đề tài cấp Thành phố, máy sấy cá dứa sử dụng năng lượng mặt trời đã được chuyển giao cho nông hộ tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM.

Máy sấy cá dứa sử dụng năng lượng mặt trời

--------------------------

Hệ thống sấy được lắp đặt với lò đốt trấu tự động, hệ thống cân và nạp liệu tự động. Ngoài ra, sau khi sấy lúa được đưa qua hệ thống làm sạch, sau đó được đóng bao tự động.

Hệ thống sấy lúa giống 40 tấn/mẻ được chuyển giao ở Long An (2016)

--------------------------

Máy sấy với năng suất 4 tấn/mẻ phù hợp với quy mô nông hộ ở Banglades. Với nguồn có sẵn tại nhà máy, máy sấy sử dụng cùi bắp làm nguồn cung cấp nhiệt cho quá trình sấy.

Máy sấy đảo chiều 4 tấn/mẻ được chuyển giao tại Banglades (2015)

--------------------------

 

Dây chuyền sản xuất hủ tiếu khô 1tấn

Giảng viên Khoa Cơ khí Công nghệ đã chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực như:

- Kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật nhiệt, lạnh, điều hòa không khí và thông gió.

- Cơ giới hoá trong quy trình canh tác: San phẳng đồng ruộng điều khiển bằng tia laser, hệ thống máy gieo và chăm sóc bắp và đậu phộng; và các loại máy thu hoạch khác.

- Công nghệ sau thu hoạch và chế biến: Chuyển giao công nghệ máy sấy đảo chiều gió cho các tổ chức cá nhân và tập thể sản xuất lúa, bắp, cà phê, tiêu… Trong cả nước và Các nước như: Cambodia, Lào, Philippines, Tanzania, Mayanmar. Bờ Biển Ngà.

- Chuyển giao công nghệ, máy và thiết bị chế biến ca cao cho các đơn vị trong và ngoài nước như ở Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu…

 

Số lần xem trang: 3089