Tập “Thông tin Công Thôn” số đầu tiên của năm 2023 có các bài của nhiều cộng tácviên thân hữu. TS Phạm Hải Hồ gửi một bài tổng hợp và của bài dịch về “Nông quang điện” (kết hợp điện mặt trời và nông nghiệp trên cùng một diện tích đất). Quang điện Việt Nam từ 2019 đến nay đã tăng gấp hơn 100 lần, cũng rất cần tăng ứng dụng cho nông nghiệp, như nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và áp dụng.
 

Lời giới thiệu

     Tập “Thông tin Công Thôn” số đầu tiên của năm 2023 có các bài của nhiều cộng tácviên thân hữu. TS Phạm Hải Hồ gửi một bài tổng hợp và của bài dịch về “Nông quang điện” (kết hợp điện mặt trời và nông nghiệp trên cùng một diện tích đất). Quang điện Việt Nam từ 2019 đến nay đã tăng gấp hơn 100 lần, cũng rất cần tăng ứng dụng cho nông nghiệp, như nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và áp dụng. TS Nguyễn Ngọc Luân có bài dịch về Nông nghiệp hữu cơ ở Đức, giảm chi phí nhờ giảm năng lượng, giảm lượng phát thải nhà kính, ước tính hàng năm có thể tiết kiệm ở mức hàng tỉ Euro. Tuy nhiên cũng cần phân hữu cơ với số lượng lớn để đạt năng suất so sánh với nông nghiệp thông thường, nghĩa là cần nhiều thiết bị cơ khí cho sản xuất phân. TS Nguyễn Lê Hưng lược dịch bài về Sấy tổ yến ở Malaysia, chú ý đến các yêu cầu sinh hóa để ứng dụng phương pháp sấy phù hợp, bảo đảm tính bền vững cho công nghiệp yến sào.
 
     Tiếp theo là bài dịch về Lò đốt trấu cấp nhiệt cho máy sấy lúa, từ nghiên cứu cơ bản đến triển khai ứng dụng, đến nay đã có vài ngàn lò đốt kiểu này ở Đồng bằng Sông Cửu Long và các vùng khác. Bài dịch cuối về Robot Thu hoạch táo. Tuy Việt Nam không trồng táo, nhưng rất nhiều loại trái cây khác (xoài, ổi, mận, cam v.v.) vẫn chỉ được thu hoạch thủ công; nên có thể tham khảo ý tưởng và phương pháp đã thực hiện với táo. Kết cấu cơ khí của bộ phận thu hoạch cũng không quá phức tạp. Các cảm biến (sensor) và thuật toán điều khiển có lẽ không quá tầm các kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nam. Nhưng cần nghiên cứu chi tiết để phù hợp với đặc điểm của mỗi loại trái cây nhiệt đới. Cơ giới hóa và tự động hóa thu hoạch sẽ giảm được công đoạn tốn nhiều lao động trong sản xuất, sẽ giảm chi phí, ổn định chất lượng, giúp trái cây Việt Nam cạnh tranh tốt trên
thị trường...
 
     Mong ý kiến phản hồi của bạn đọc; và mong các bạn gửi bài để duy trì được Bản tin với nhịp độ 3 tháng một số. Trân trọng kính chào.
Phan Hiếu Hiền
phhien1948@gmail.com
Có thể tải file PDF “Thông tin CÔNG THÔN” (2018-2022) ở các website sau:
1) https://drive.google.com/ (GOOGLE DRIVE) có thể vào trực tiếp,
https://drive.google.com/drive/folders/1bvUREu9dmU1FNTGblSBC
CcxFaOpSKmTl hoặc vào Facebook “AE Công Thôn” để tìm đường dẫn. trên
2) http://maysaynonglam.com/in-an-khoa-hoc.html
(Ấn phẩm khoa học của trang web “Máy Sấy Nông Lâm”)
 

Số lần xem trang: 2379