Tập “Thông tin CÔNG THÔN Số 4 - 2021” đến với người đọc vào cuối năm 2021 với chủ đề sử dụng phân hữu cơ cho cây trồng. Nông dân trồng lúa Việt Nam, nhất là ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã quá phụ thuộc vàlạm dụng phân hóa học, không những chi phí cao (nhất là trong năm 2021, giá phân trên thế giới tăng mạnh, có loại tăng gấp đôi) mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng hạt gạo, gây nhiễm độc nguồn nước, gây khí thải nhà kính.

Lời giới thiệu

   Tập “Thông tin CÔNG THÔN Số 4 - 2021” đến với người đọc vào cuối năm 2021 với chủ đề sử dụng phân hu cơ cho cây trồng. Nông dân trồng lúa Việt Nam, nhất là ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đã quá phụ thuộc vàlạm dụng phân hóa học, không những chi phí cao (nhất là trong năm 2021, giá phân trên thế giới tăng mạnh, có loại tăng gấp đôi) mà còn ảnh hưởng xấu đến chất lượng hạt gạo, gây nhiễm độc nguồn nước, gây khí thải nhà kính. Giảmđược khoảng 30% phân hóa học cũng đáng giá trăm triệu USD mỗi năm cho ĐBSCL, đem lại các lợi ích về kinh tế - xã hội - môi trường khác. Rải thảm phân hữu cơ với số lượng lớn giúp "ém" bớt cỏ, nên giảm được thuốc diệt cỏ --cũng là thương vụ nhập khẩu hàng trăm triệu USD mỗi năm. Phân hữu cơ được làm từ các dư thừa cây trồng như rơm rạ, cùi bắp v.v, từ phân bò (cũng từ ăn rơm và cỏ), từ chất phế thải do sản xuất biogas v.v. Nói chung, các phế phẩm rất dồi dào (là sản phẩm của nắng nhiệt đới, quang hợp ra sinh khối) nhưng cần nhiều thiết bị để xử lý với khối lượng lớn. Bản tin chỉ giới thiệu một số máy, còn nhiều máy khác để xử lý dư thừa thực vật, như máy phát cỏ, máy băm cành cây vụn v.v.
   Trong số này có bài bài nghiên cứu về tác động của thiết bị nông nghiệp nặng do TS Phạm Hải Hồ dịch (TS Hồ là trưởng nhóm dịch quyển "Chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường" 536 trang, do Quỹ Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Ủy ban Tương trợ người Việt Nam tại CHLB Đức xuất bản năm 2020). Đề mục này gợi mở để chúng tôi tìm hiểu thêm tài liệu để dịch trong các bản tin năm 2022.
   Bản tin này cũng có bài về "Cơ giới hóa canh tác lúa ở Long An", ghi lại và có bổ sung phần P.H.Hiền tham gia Tọa đàm trực tiếp, do Đài Truyền hình Long An (LA34) phát sóng ngày 4-12-2021. Thảo luận trong phạm vi Long An, nhưng cũng gợi mở các vấn đề tương tự về cơ giới hóa cây lúa ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
   Qua 4 năm với “Thông tin CÔNG THÔN” người dịch cảm thấy hơi "đuối"; năm 2022 sẽ có một số việc khác phải làm để "còn vui với đời"; nên một mình chỉ đủ sức cho ra 2 - 3 bản tin mà thôi. Chỉ giữ được nhịp độ 4 số mỗi năm nếu mỗi bản tin có ít nhất 2 bài của các Cộng tác viên. Mong các "bạn già" đã về hưu góp bài để nội dung thêm đa dạng; và cả các bạn "trẻ" tại các cơ quan, doanh nghiệp cùng tham gia, để các vấn đề và giải pháp Công Thôn được cập nhật và đa dạng. Bất cứ chủ đề máy móc hay nông nghiệp liên quan đến cơ khí. Hoặc là bài nào của các bạn đã báo cáo ở nước ngoài hoặc đã đăng báo trong 2 nước (tóm dịch/ tóm tắt + lời bình); tập tin này không đưa các nghiên cứu chưa công bố (để dành cho các tạp chí khoa học chính qui). Nếu dịch bài của người khác, chắc phải được sự đồng ý... Như chúng tôi đã xin phép dịch các bài của ASABE. Xin hoan nghênh các góp ý và sự tham gia của các bạn.
   Đã trải qua 2 năm đầy sóng gió với Covid-19, chúng ta phải vượt qua đại dịch này, để trở lại với cuộc sống bình thường và phát triển. Chúc bạn đọc năm mới 2022 an lành và hạnh phúc.
                                                                             Trân trọng kính chào.
                                                                                 Phan Hiếu Hiền
                                                                           phhien1948@gmail.com
                                                                                                                         -----------------------------------------
Có thể tải file PDF “Thông tin CÔNG THÔN” số 1, 2, 3, 4-2018; 1, 2-2019;
1, 2, 3, 4-2020; 1,2,3 -2021 ở các website sau:
https://drive.google.com/ (GOOGLE DRIVE) có thể vào trực tiếp, hoặc vào
Facebook “AE Công Thôn” để tìm đường dẫn. Hoặc:
https://maysaynonglam.com/in-an-khoa-hoc.html
(Ấn phẩm khoa học của trang web “Máy Sấy Nông Lâm”)

Số lần xem trang: 2383