"Thông tin CÔNG THÔN Số 2- 2021" có chủ đề là Máy bay không người lái (Drone, Unmanned Aircraft System, UAS) ứng dụng trong nông nghiệp như chẩn đoán cây trồng, phun thuốc trên ruộng lúa và trong vườn cây ăn trái v.v. Kỹ thuật này khá mới, dù được nghiên cứu từ lâu, mãi đến 2015 vẫn chưa áp dụng đại trà ở Mỹ và Châu Âu, nhưng từ đó đã phát triển tăng vọt.
Lời giới thiệu
"Thông tin CÔNG THÔN Số 2- 2021" có chủ đề là Máy bay không người lái (Drone, Unmanned Aircraft System, UAS) ứng dụng trong nông nghiệp như chẩn đoán cây trồng, phun thuốc trên ruộng lúa và trong vườn cây ăn trái v.v. Kỹ thuật này khá mới, dù được nghiên cứu từ lâu, mãi đến 2015 vẫn chưa áp dụng đại trà ở Mỹ và Châu Âu, nhưng từ đó đã phát triển tăng vọt. Ở Việt Nam, thử nghiệm drone đầu tiên năm 2017, với một thiết bị từ Nhật. Từ 2020 Tập đoàn Lộc Trời (LTG, Loc-Troi Group) đã triển khai ứng dụng drone, giúp nông dân tiết giảm chi phí vật tư nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Số liệu từ Công ty Quản nông Xanh, một thành viên của LTG: đến cuối tháng 6- 2021, LTG có hơn 114 drone nhập ngoại; có 220 người vận hành "phi công" điều khiển drone, được đào tạo 300 giờ/người; trong 6 tháng đầu năm 2021 đã phun thuốc cho hơn 83 000 ha trên nhiều loại cây trồng: lúa, bắp, mía, đậu phộng, cây ăn trái (chuối, dừa, mít, chanh, na, xoài, sầu riêng), khoai lang, sen, v.v.
Công ty Real-time Robotics ở Tp Hồ Chí Minh, với Giám đốc và đội ngũ kỹ sư người Việt Nam, đã chế tạo và cung cấp drone cho một số cơ quan cho công tác viễn thám, chẩn đoán tấm pin mặt trời v.v, và bắt đầu chế tạo drone phục vụ khám và chữa bệnh cho cây trồng.
Vậy có thể nói Việt Nam chỉ đi chậm hơn thế giới về ứng dụng drone chỉ khoảng 3 năm. Nhưng cũng như thế giới đang nghiên cứu nhiều để mở rộng các áp dụng drone trong nông nghiệp, Việt Nam cũng cần nhiều nghiên cứu tương tự cho nông nghiệp nhiệt đới của mình. Drone chỉ là thiết bị, và cũng như các máy móc khác, công nghệ ứng dụng cho thiết bị mới thật quan trọng.
Các bài dịch thông tin cũng nhằm thể hiện mong ước thấy drone ---công nghệ 4.0--- được phát triển đại trà ở Việt Nam.
Mong nhận được nhiều ý kiến từ bạn đọc. Trân trọng kính chào.
Phan Hiếu Hiền phhien1948@gmail.com
Có thể tải file PDF “Thông tin CÔNG THÔN” số 1, 2, 3, 4-2018; số 1, 2-2019; số 1, 2, 3, 4-2020, và số 1, 2-2021 ở các website sau:
https://drive.google.com/ (GOOGLE DRIVE) có thể vào trực tiếp, hoặc vào Facebook “AE Công Thôn” để tìm đường dẫn. Hoặc:
http://maysaynonglam.com/in-an-khoa-hoc.html
(Ấn phẩm khoa học của trang web “Máy Sấy Nông Lâm”)
Số lần xem trang: 2379