Số 4-2020 CÔNG THÔN đánh dấu ba năm hiện diện của bản thông tin về Cơ khí và Công nghệ Nông nghiệp trên mạng Internet. Trang 48-53 của số này là "Mục Lục" của 10 bản tin với hơn 60 bài dịch, sắp xếp theo các chủ đề đã được giới thiệu trong số đầu tiên.

 

 

Lời giới thiệu

Số 4-2020 CÔNG THÔN đánh dấu ba năm hiện diện của bản thông tin về Cơ khí và Công nghệ Nông nghiệp trên mạng Internet. Trang 48-53 của số này là "Mc Lc" của 10 bản tin với hơn 60 bài dịch, sắp xếp theo các chủ đề đã được giới thiệu trong số đầu tiên. Người dịch cảm thấy hài lòng vì làm được công việc giúp trí não tuổi già giữ được minh mẫn. Nhưng cũng hơi băn khoăn không biết việc thông tin này có giúp gì cho người đọc không... Vì qua phản hồi, chỉ có vài "bạn già" cùng ngành nghề quan tâm đến cơ khí cho nông nghiệp; không thấy người "trẻ" dưới 30 tuổi có ý kiến gì cả.
Không lẽ bây giờ thế hệ kế tiếp không quan tâm đến hiện đại hóa nông nghiệp? Không lẽ lời đùa của một người bạn hơn 10 năm trước, khi gặp 2 thầy dạy cơ khí nông nghiệp sắp về hưu ở miền Tây Nam Bộ “các anh sắp thành ‘chủng’ quý hiếm sắp tuyệt chủng”, lại thành sự thật? Thôi đành tự an ủi là mình không nói được nhữngđiều người khác cần nghe! Hai tuần trước đây, có dịp bàn chyện với một vị nguyên trưởng phòng nông nghiệp ở một tỉnh miền Tây; anh nói: “bây giờ khác với 10 năm trước, nông dân trồng rau hay hay bất cứ cây gì mà có được hàng tấn sản phẩm thì thương lái đem xe đến mua ngay; nhưng nếu chỉ vài chục kg thì họ không đến, hoặc ép giá”. Không biết quan điểm này đúng tới mức nào, riêng tôi cứ thử nghĩ một ví dụ: Nếu nhà vườn có vài mụt măng tre muốn bán ở chợ xã, chắc mất cả ngày! Nhưng có vài tấn, chắc có người vì lợi thương mại, sẽ đến mua và đem bán, thí dụ ở TP Hồ Chí Minh. Thành phố này với 8 triệu người, giả sử trong 100 người có 1 người ăn măng, chỉ 50 gram/người thôi, thì mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ 4 tấn măng!
Lâu nay chúng ta vẫn hô “sản xuất lớn”, nhưng “lớn” cỡ nào thì hầu như phó mặc cho nông dân với cách làm “nhỏ”; nhất là với cây trồng cạn, ngoại trừ làm đất bằng máy, hầu như tất cả là bằng tay và cái cuốc, đào khoai lang, hái bắp, thu hoạch đậu tương, làm cỏ, gieo hạt v.v.
Các bạn độc giả có thể giúp ý kiến gì để tìm cách thoát khỏi sự lạc hậu trên, làm sao để tìm ra một thế hệ trẻ giúp người nông dân tiến lên sản xuất lớn thực sự... Mong được đón nhận nhiều ý kiến, ít ra cũng coi như bàn chuyện qua ly cà phê, nói cho oai một tí theo kiểu nước ngoài là brain-storming!
Trân trọng kính chào.
Phan Hiếu Hiền
phhien1948@gmail.com
Có thể tải file PDF “Thông tin CÔNG THÔN” số 1, 2, 3, 4-2018; 1, 2-2019;
1, 2, 3, 4-2020 ở các website sau:
https://drive.google.com/ (GOOGLE DRIVE) có thể vào trực tiếp, hoặc vào
Facebook “AE Công Thôn” để tìm đường dẫn. Hoặc:
http://maysaynonglam.com/in-an-khoa-hoc.html
(Ấn phẩm khoa học của trang web “Máy Sấy Nông Lâm”)

Số lần xem trang: 2151