Tập “Thông tin CÔNG THÔN Số 4-2018” là số cuối của năm 2018 (tuy phát hành hơi trễ) tiếp theo ba Số 1, 2, 3, mong tạo được diễn đàn với nhiều ý kiến, quan trọng là tạo được một sự đồng thuận tương đối về một số vấn đề hiện nay của “Công Thôn” Việt Nam. 

 

 

 

Lời giới thiệu:  Tập “Thông tin CÔNG THÔN Số 4-2018” là số cuối của năm 2018 (tuy phát hành hơi trễ) tiếp theo ba Số 1, 2, 3, mong tạo được diễn đàn với nhiều ý kiến, quan trọng là tạo được một sự đồng thuận tương đối về một số vấn đề hiện nay của “Công Thôn” Việt Nam. Nhân đây, cũng xin bàn thêm về từ “Công Thôn”, viết tắt từ “Công nghiệp hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn”. Đây là gợi ý từ tiếng Anh “Agriculural Engineering, AE”, áp dụng với Hoa kỳ, Anh quốc và Úc, bao gồm các lĩnh vực “Engineering”:  Cơ giới hóa nông nghiệp; Tài nguyên đất và nước; Xây dựng chuồng trại, nhà xưởng; Sau thu hoạch và chế biến nông sản và thực phẩm; Năng lượng trong nông nghiệp.  Nhưng với Nhật thì khác! Agriculural Engineering là thủy lợi- thủy nông, còn cơ giới hóa nông nghiệp là một ngành riêng, Agriculural Mechanization.  Ở Pháp, với nội dung như ở Mỹ, phải dùng hai từ “Machinisme agricole, cơ khí nông nghiệp” và “Génie rural, xây dựng nông thôn”  Ở Việt Nam, hai thập niên 1970 và 1980, một số Khoa trong các Trường Đại học có dùng từ “Công Thôn” theo nhiều nghĩa khác nhau:  Công nghiệp hóa nông nghiệp, Công trình nông thôn, Công tác nông thôn v.v.  Đa phần vẫn là cơ khí nông nghiệp, có thêm một hai môn học về xây dựng…   Từ 2011, Tạp chí Công nghiệp nông thôn (tiếng Anh: Journal of Rural Industry) do Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam (Vietnamese Society of Agricultural Engineering, VSAGE) xuất bản.  Đây là một tạp chí chuyên ngành uy tín, có bình duyệt (peer review); Ban Biên tập gồm các nhà khoa học hàng đầu trong nước; có nhiều bài nghiên cứu nguyên bản về cơ giới hóa nông nghiệp.  Nhưng như cái tên của Hội, đại đa số các bài là về cơ khí nông nghiệp.  Chúng tôi có thử đếm các bài về khoa học công nghệ trong 8 số tạp chí:  81 /85 bài (95%) là về máy móc cơ giới ngoài đồng và công nghệ sau thu hoạch- chế biến.  Chữ “Agricultural Engineering” được sử dụng theo nghĩa Việt Nam!  Tên tiếng Anh của Tạp chí “Rural Industry” là công nghiệp nông thôn, không sát lắm với sử dụng máy móc ngoài đồng.  Tóm tắt, từ Mỹ qua Pháp, Nhật, Việt Nam, cùng một từ ngữ, nhưng nghĩa và nội dung khác nhau nhiều.   Bản tin Công Thôn này,  tuy chỉ tóm dịch các bài báo đã xuất bản, nhưng cũng muốn chuyển tải nội dung AE như ở Anh Mỹ, không phải chì là cơ khí nông nghiệp.

Qua mấy chục năm làm việc, chúng tôi tin rằng cơ khí không thể đứng một mình, phải tương tác với nhiều lĩnh vực khác mới nâng tầm nông nghiệp lên hiện đại, sản xuất lớn. Vì vậy, cũng muốn đổi tên Bản tin cho phù hợp.  Ví dụ “Công nghệ phục vụ nông nghiệp”. Nhưng chữ Engineering dịch thành Công nghệ (Technology) không chỉnh lắm.  Nhưng nếu dịch là Kỹ thuật thì ở Việt Nam rất nhiều ngành mang tên kỹ thuật: kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng hoa lan, nuôi cá cảnh v.v (chú trọng đến sinh học, rất ít về Engineering). Mong nhận được các góp ý của các bạn về tên gọi và nội dung tương ứng.   
Sắp đến Tết Kỷ Hợi 2019, Kính chúc bạn đọc một Năm Mới An Khang Thịnh Vượng   
Phan Hiếu Hiền phhien1948@gmail.com
Có thể tải (download) file PDF “Thông tin CÔNG THÔN” số 1,2, 3, 4 ở các website sau:http://caem.hcmuaf.edu.vn/,  (Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp, ĐH Nông Lâm TPCM). https://maysaynonglam.com/in-an-khoa-hoc.html   (Ấn phẩm khoa học của “Máy Sấy Nông Lâm”) 
 

Số lần xem trang: 2380