Ứng dụng điện mặt trời trong nông nghiệp: Thông thoáng bảo quản hạt # Tác giả: NGND. TS. Phan Hiếu Hiền Giảng viên (đã nghỉ hưu), Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh; Email: phhien1948@yahoo.com # Báo cáo tại Hội thảo “Điện mặt trời - giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả” ngày 11-12-2018, do Sở Công Thương Long An tổ chức tại TP Tân An. 

 

 

================================================================

Ứng dụng điện mặt trời trong nông nghiệp:  Thông thoáng bảo quản hạt #
Tác giả: NGND. TS. Phan Hiếu Hiền
Giảng viên (đã nghỉ hưu), Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh; 
Email: phhien1948@yahoo.com
# Báo cáo tại Hội thảo “Điện mặt trời - giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả” ngày 11-12-2018, do Sở Công Thương Long An tổ chức tại TP Tân An. 
===============================================================
DẪN NHẬP
Ứng dụng điện mặt trời trong nông nghiệp:  Thông thoáng bảo quản hạt # Phan Hiếu Hiền Giảng viên (đã nghỉ hưu), Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh;  Email: phhien1948@yahoo.com    Dẫn nhập Trên thế giới, điện mặt trời (ĐMT, solar photovoltaic) đã được áp dụng nhiều trong nông nghiệp (Van Campen và ctv 2000), với nhiều tài liệu được công bố (USDA 2015). Ở Việt Nam, nhiệt mặt trời được dùng để sấy (Phan H.Hien và ctv 2009; Truong Q. Truong và ctv 2016) để sấy nui, cá v.v ở qui mô sản xuất, sử dụng bộ thu nhiệt ống trụ; số liệu nghiên cứu: nhiệt thu được  1 MJ/h / m2 bộ thu. Nhưng áp dụng ĐMT qua 30 năm từ 1980 khá hạn chế, vì nhắm vào hộ gia đình, qui mô nhỏ, tốn kém ắc-quy mau hỏng (Phan H.Hien. 2016).  Gần đây, được phép nối lưới, ĐMT sẽ trở thành nguồn năng lượng tái tạo chủ lực.  Hiện tại, giá điện lưới thay đổi theo mức sử dụng.  Ví dụ (phỏng vấn ở Long An 2017) một nhà máy xay xát được cho định mức 53 000 kWh/tuần với giá (tương đương) 0,066 USD/kWh; quá mức này phải trả đơn giá gần gấp đôi.  Trong một tuần tiêu biểu, người chủ đã trả 82 triệu đồng và 15 tr.đ  tương ứng với hai mức giá này. Vậy, các ứng dụng bổ sung trong kinh doanh nông nghiệp cần xem xét chọn thêm năng lượng tái tạo phát điện, trong đó năng lượng mặt trời (NLMT) bao gồm ĐMT, có tiềm năng nhất.   Báo cáo này trình bày một ứng dụng ĐMT trong nông nghiệp, đó là “Thông thoáng để bảo quản hạt dài hạn, với thiết kế xi-lô 1000 tấn, dùng NLMT”.  Ở Đồng bằng Sông Cửu Long, yêu cầu trọng điểm là bảo quản lúa, phải đạt tối thiểu 6 tháng (dù thực tế có thể xay và bán trong 1- 4 tháng) để có thế mạnh của người bán khi thương thuyết (khác với dưa hấu, khách hàng yêu sách thì phải hạ giá để khỏi đổ bỏ).  Muốn vậy, cần chuyển qua bảo quản đổ xá có thông thoáng, chứ hiện nay bảo quản trong bao chỉ giữ được 3 tháng.  Việc chuyển đổi phải có cơ sở thực nghiệm với khối lượng lớn;  bài này chỉ cung cấp số liệu sơ khởi.
Hình ảnh:
 

Số lần xem trang: 2384