1. Giới thiệu Bộ môn
Bộ môn Cơ Điện tử được thành lập năm 2005 và đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử từ năm 2006 cho đến nay.
2. Tổ chức nhân sự
Phụ trách Bộ môn hiện tại:  ThS. Trần Thị Kim Ngà                      
3. Hoạt động đào tạo
Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ Điện tử trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, cụ thể là:
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng làm việc nhóm, biết tổ chức lãnh đạo nhóm, có kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá giải quyết một vấn đề chuyên môn.
  •  kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, tập trung kiến thức cơ sở ngành trong lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử và công nghệ thông tin.
  • Có khả năng vận dụng tốt các kiến thức chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ Điện tử. Có khả năng thiết kế, triển khai chế tạo, lắp đặt, vận hành, xây dựng qui trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, thiết bị cơ điện tử.
  • Có năng lực nghiên cứu, khám phá tri thức, tư duy hệ thống, lập luận kỹ thuật chuyên môn sâu của ngành cơ điện tử và đủ kiến thức, năng lực học tập, nâng cao trình độ ở cấp học cao hơn.
  • Có khả năng nắm bắt các nhu cầu và xu hướng phát triển của xã hội, có trách nhiệm với xã hội và môi trường sống, có đạo đức nghề nghiệp và ý thức học tập suốt đời.
Sau khi tốt nghiệp những kỹ sư chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử  có thể làm việc tại:
  • Công ty tư vấn, thiết kế, chế tạo các thiết bị, máy móc, khuôn mẫu, hệ thống cơ khí, điện tử, cơ điện tử trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.
  • Nhà máy, dây chuyển sản xuất tự động trong công nghiệp với vai trò vận hành, bào trì hệ thống và quản lý sản xuất.
  • Công ty cung cấp, lắp đặt và cung cấp thiết bị về cơ điện tử.
  • Giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trong lĩnh vực cơ điện tử
 
Hình ảnh sinh viên Bộ môn CĐT đi tham quan nhà máy
  
Các môn học chuyên ngành do Bộ môn phụ trách giảng dạy:
  • Nhập môn chuyên ngành Cơ điện tử
  • Mạch điện
  • Phương pháp số
  • Kỹ thuật số
  • Ngôn ngữ lập trình kỹ thuât
  • Kỹ thuật giao tiếp máy tính
  • Kỹ thuật xử lý ảnh
  • Kỹ thuật CAD/CAM/CNC
  • Thiết kế hệ thống Cơ điện tử
  • Cơ sở kỹ thuật robot
  • Động lực học – Điều khiển robot
  • Đồ án thiết kế hệ thống cơ điện tử
  • Kỹ thuật lập trình nâng cao
4. Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu
Ngoài những máy và thiết bị trong lĩnh vực cơ khí chung, Bộ môn còn có cơ sở vật chất vật chất, máy và thiết bị phục vụ cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử như:
  • Phòng thực hành Đo lường cảm biến
  • Phòng thực hành Robot
  • Phòng thực hành Điều khiển tự động
  • Phòng thực hành kỹ thuật điều khiển
  • Xưởng thực tập CNC 
 

Số lần xem trang: 2163