TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ                                                     Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
 KỸ THUẬT ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
(AIR CONDITIONING ENGINEERING)
 
 
  1. Thông tin về giảng viên:
Họ và tên:                                       NGUYỄN HÙNG TÂM
Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sỹ, Giảng viên chính
Thời gian địa điểm làm việc:             Khoa Cơ khí Công nghệ
Các hướng nghiên cứu chính:
      Sấy và Chế biến nông sản thực phẩm.
      Điều hòa không khí, Thông thóang nhà xưởng.
      Vận chuyển khí động.
      Quạt dùng trong công nghiệp.
 
  1. Thông tin chung về môn học:
 
Tên môn học:          Kỹ thuật Điều hòa Không khí.(ĐHKK)
Mã môn học:           207404
Số tín chỉ:                3
Môn học :               Bắt buộc
Các môn học tiên quyết:       Nhiệt động học KT, Cơ lưu chất, Bơm Quạt Máy nén.
Các môn học kế tiếp:           Kỹ thuật lạnh.
Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
      Nghe giảng lý thuyết:                                                     25
      Thực hành, thực tập:                                                      15
      Làm bài tập trên lớp, Thảo luận,Hoạt động theo nhóm:       5
      Tự học:             SV tự đầu tư đọc thêm sách tham khảo 100
Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Công nghệ Nhiệt lạnh, Khoa CKCN
 
  1. Mục tiêu của môn học:
Kiến thức: sau khi học xong SV nắm vững những kiến thức cơ bản về không khí ẩm, các yêu cầu trong không gian cần điều hòa không khí; các phương pháp tính toán và các số liệu cụ thể để để tiến hành thiết kế hệ thống ĐHKK, củng cố các kiến thức về bơm, quạt, máy nén, các thiết bị và các hê thống đường ống gió-nước dùng trong hệ thống ĐHKK.
Kỹ năng: Với thời lượng thực tập tại xưỡng, SV biết cách chọn, lắp đặt, khảo sát các đặc tính của hệ ĐHKK và cách làm việc theo nhóm, xây dựng cách tự học và tham khảo tài liệu liên quan.
 
  1. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học ĐHKK cung cấp:
Các khái niệm cơ bản về không khí ẩm, các yêu cầu trong không gian cần điều hòa không khí.
Lý thuyết chung về chọn các cấp ĐHKK và tính toán, thiết kế hệ thống ĐHKK.
Tính toán hệ đường ống và phân bố gió.
Tính toán hệ đường ống nước.
 
  1. Nội dung chi tiết môn học ( tên các chương, mục, tiểu mục):
 
Chương 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KHÔNG KHÍ ẨM VÀ ĐIỀU KIỆN TIỆN NGHI CỦA CON NGƯỜI.
1.1.   Các thông số cơ bản của không khí ẩm.
1.2.   Đồ thị I – d, t – d và các quá trình thay đổi trạng thái của không khí ẩm: làm lạnh, làm nóng, phun ẩm.
1.3.   Ảnh hưởng của môi trường không khí tới con người và sản xuất.
1.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ.
1.3.2. Ảnh hưởng của độ ẩm.
1.3.3. Ảnh hưởng của độ ồn.
1.3.4. Ảnh hưởng của các chất độc hại.
1.3.5. Ảnh hưởng của vận tốc chuyển động của không khí.
 
Chương 2: CHỌN THÔNG SỐ KHÔNG KHÍ ẨM TRONG VÀ NGOÀI KHÔNG GIAN ĐIỀU HÒA.
2.1. Phân loại các hệ thống điều hòa.
2.2. Cá thông số khí hậu tại các địa phương Việt Nam.
2.3. Lựa chọn các thông số trong không gian điều hòa.
2.4. Chọn các thông số ngoài không gian điều hòa.
      2.4.1. Chọn vật liệu ngoài trời.
      2.4.2. Chọn độ ẩm.
 
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT VÀ CÂN BẰNG ẨM.
3.1. Phương pháp tính cân bằng nhiệt và cân bằng ẩm.
3.2. Xác định các nguồn nhiệt vào không gian.
      3.2.1. Nguồn nhiệt do chiếu sáng.
      3.2.2. Nguồn nhiệt do máy móc.
      3.2.3. Nguồn nhiệt do người tỏa ra.
      2.3.4. Nguồn nhiệt do sản phẩm mang vào.
      2.3.5. Nguồn nhiệt do truyền nhiệt qua kết cấu bao che.
      2.3.6. Nguồn nhiệt do bức xạ.
      2.3.7. Nguồn nhiệt do rò rỉ không khí.
3.3. Xác định ẩm thừa.
      3.3.1. Lượng ẩm do người tỏa ra.
      3.3.2. Lượng ẩm thoát ra từ sản phẩm.
      3.3.3. Lượng ẩm do rò rỉ không khí.
      3.3.4. Lượng ẩm do bay hơi đọan nhịêt.
3.4. Tính cân bằng nhiệt ẩm bằng phương pháp Carrier.
      3.4.1. Tính nhiệt lượng thừa và nhiệt ẩm thừa.
      3.4.2. Các quá trình cơ bản trên đồ thị t – d.
      3.4.3. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí theo phương pháp Carrier.
 
Chương 4. THÀNH LẬP SƠ ĐỒ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ.
4.1. Tính toán sơ đồ thẳng.
      4.1.1. Sơ đồ thẳng mùa hè.
      4.1.2. Sơ đồ thẳng mùa đông.
4.2. Tính toán sơ đồ 1 cấp.
      4.2.1. Sơ đồ 1 cấp mùa hè.
      4.2.2. Sơ đồ 1 cấp mùa đông.
4.3. Tính toán sơ đồ 2 cấp.
      4.3.1. Sơ đồ 2 cấp có điều chỉnh nhiệt độ.
      4.3.2. Sơ đồ 2 cấp có điều chỉnh độ ẩm.
4.4. Tính toán phụ tải lạnh và lưu lượng không khí cấp.
 
Chương 5. CÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA.
5.1. Các máy điều hòa cục bộ.
      5.1.1. Máy điều hòa cửa sổ.
      5.1.2. Máy điều hòa kiểu 2 mảnh.
      5.1.3. Máy điều hòa ghép.
5.2. Các hệ thống điều hòa kiểu phân tán.
      5.2.1. Hệ thống điều hòa kiểu VRV.
      5.2.2. Hệ thống điều hòa làm lạnh bằng nước (water chiller).
5.3. Hệ thống điều hòa trung tâm.
5.4. Hệ thống điều hòa kiểu ướt - Thiết bị buồng phun.
5.5. Lựa chọn hệ thống điều hòa cho các công trình.
Chương 6. TÍNH CHỌN CÁC MÁY ĐIỀU HÒA.
 
6.1. Đặc tính kỹ thuật của máy điều hoàn phổ biến.
      6.1.1. Đặc tính kỹ thuật của máy điều hòa cục bộ.
      6.1.2. Đặc tính kỹ thuật của máy điều hòa phân tán.
      6.1.3. Đặc tính kỹ thuật của máy điều hòa trung tâm.
6.2. Tính phụ tải lạnh và lưu lượng gió yêu cầu.
      6.2.1. Tính phụ tải lạnh.
      6.2.2. Tính lưu lượng gió yêu cầu.
 
Chương 7. THIẾT KẾ HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN PHỐI GIÓ.
7.1. Hệ thống vận chuyển và phân phối không khí.
7.2. Thiết kế hệ thống đường ống dẫn gió.
      7.2.1. Một số tiêu chuẩn thiết kế đường ống dẫn gió.
      7.2.2. Sự phân phối đều không khí – phân bố cột áp tĩnh dọc theo đường ống dẫn gió.
      7.2.3. Tính toán thiết kế các đường ống dẫn gió.
7.3. Tính toán các miệng thổi và miệng hút.
      7.3.1. Sự trao đổi không khí trong phòng.
      7.3.2. Luồng không khí ở gần miệng thổi.
      7.3.3. Luồng không khí ở gần miệng hút.
7.4. Tính toán quạt gió.
      7.4.1. Các loại quạt trong điều hòa không khí.
 
      7.4.2. Đồ thị đặc tính và điểm làm việc của quạt.
      7.4.3. Tính chọn quạt.
 
Chương 8. THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG DẪN, THIẾT BỊ LỌC BỤI VÀ TIÊU ÂM, HỒI NHIỆT.
8.1. Thiết kế đường ống dẫn nước.
8.2. Thiết kế đường ống dẫn môi chất lạnh.
8.3. Thiết kế đường ống dẫn hơi, nước nóng.
8.4. Các thiết bị lọc bụi trong điều hòa không khí.
8.5. Các nguồn gây ồn và thiết bị tiêu âm.
8.6. Thiết bị hồi nhiệt.
 
Chương 9. TỰ ĐỘNG HÓA, VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ.
9.1. Một số dụng cụ đo lường thường dùng trong không gian điều hòa.
9.2. Tự động điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm.
9.3. Một số sơ đồ tự động hóa hệ thống điều hòa không khí.
9.4. Vận hành hệ thống điều hòa không khí.
9.5. Bảo dưỡng, sửa chữa và an toàn khi sử dụng.
 
 
  1. Học liệu:
 
Học liệu bắt buộc:
 
          NGUYỄN HÙNG TÂM. 2007. Bài giảng môn học ĐHKK. (sử dụng nội bộ)
          LÊ CHÍ HIỆP. 2001. Kỹ thuật điều hòa không khí . NXB KH&KT.
          HÀ ĐĂNG TRUNG, NGUYỄN QUÂN. 2005. Cơ sở kỹ thuật điều hòa không khí. NXB KH&KT.
          BÙI HẢI. 2005. Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa không khí theo phương pháp mới. NXB KH&KT.
 
Học liệu tham khảo:
 
          ASHRAE handbook. 2003. HVAC application.
          ASHRAE handbook. 2004. Systems and Equipment. Chương 16,18, 34, 39, 41, 42.
          ASHRAE handbook. 2005. Fundamental. Chương 2,14, 32, 34, 35
          JAMES B. RISHEL. 2006. HVAC Pump Handbook. The Mc Grawhill Companies.
          US DEPARTMENT OF ENERGY. 2003. Improving Fan system performance.
          US DEPARTMENT OF ENERGY. 2003. Improving Compressed Air system performance.
          US DEPARTMENT OF ENERGY. 2003. Improving Pump system performance.
          SHAN K. WANG. 1994. Handbook of Air Conditioning ang Refrigeration. Mc Graw Hill Inc.
          SMACNA. 1991.  HVAC System Duct Design – Sheet metal and Air Conditioning Contractors National asociation Inc., USA.
          Phần mềm: Trace 700.
 
  1. Hình thức tổ chức dạy học:
 
Lịch trình chung:

 
 
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
 
 
Tổng
Lên lớp
Thực hành, thí nghiệm, thực tập
Tự học,
tự nghiên cứu
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
 
 
 
Nội dung 1:
Các vấn đề chung
Nội dung 2:
Phân loại hệ thống ĐHKK
Nội dung 3:
Các quá trình nhiệt động cơ bản của KK ẩm
 
Nội dung 4:
Tác nhân lạnh
Nội dung 5:
Máy Lạnh
Nội dung 6:
Tính toán phụ tải lạnh
Nội dung 7:
Quạt và đường ống gió
Nội dung 8:
Phân bố không khí trong không gian cần điều hòa
Thực tập:
2,5
 
3,5
 
6
 
 
 
 
1
 
2
 
6
 
2
 
2
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
 
1
 
 
 
1
 
 
0,5
 
0,5
 
 
 
 
 
 
 
0,5
 
 
 
 
 
 
1
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
15
 
5
 
10
 
10
 
 
 
 
15
 
10
 
30
 
5
 
 
 
15
8
 
14
 
16,5
 
8,5
 
 
16
 
12
 
24
 
7
 
2
 
45
 
 

 
 
 
8.   Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
SV cần dự giờ để được cung cấp thông tin hửu ích, thảo luận nắm rõ các nội dung. Bắt buộc tham gia đủ các buổi thực tập và làm báo cáo, nếu vắng phải có lý do và đề nghị thực tập bổ sung.
 
9.   Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập môn học
Kiểm tra giữa kỳ:     viết,                                                      30%
Báo cáo thực tập:    nhóm, bài viết và trình bày trước lớp,      20%
Thi cuối kỳ:             viết,                                                      50%
 
 
 
 
Giảng viên                           Duyệt của chủ nhiệm BM                      Thủ trưởng đơn vị đào tạo
 

Số lần xem trang: 2220

Liên kết doanh nghiệp