ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
KỸ THUẬT SẤY
 
 
1. Thông tin về giảng viên
Họ và tên: Lê Anh Đức
Chức danh, học hàm, học vị: TS
Thời gian, địa điểm làm việc: khoa Cơ khí Công nghệ
Địa chỉ liên hệ: bộ môn Máy sau thu hoạch và chế biến, khoa CKCN
Các hướng nghiên cứu chính: thiết bị sấy nông sản
 
2. Thông tin chung về môn học
Tên môn học: Kỹ thuật sấy
Mã môn học
Số tín chỉ
Môn học: bắt buộc / lựa chọn
Các môn học tiên quyết: nhiệt kỹ thuật
Các môn học kế tiếp
Các yêu cầu đối với môn học (nếu có)
- Dự lớp: sinh viên dự lớp đủ thời gian qui định mới được phép dự thi cuối kỳ.
- Bài thu hoạch thực tập: sau mỗi bài thực tập sinh viên phải viết và nộp báo cáo thực tập.
- Thi cuối học kỳ: thi cuối học kỳ theo hình thức thi sau khi đã hoàn thành các nội dung trên.
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động
            - Nghe giảng lý thuyết: 02
            - Làm bài tập trên lớp:
           - Thảo luận
            - Thực hành, thực tập: 01
            - Hoạt động theo nhóm
            - Tự học
Bộ môn phụ trách môn học: bộ môn Máy sau thu hoạch và chế biến
 
3. Mục tiêu của môn học
Kiến thức: môn học Kỹ thuật sấy là một trong những môn học của chuyên ngành Cơ khí chế biến.
Kỹ năng: học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức về cấu tạo, đặc điểm, nguyên lý hoạt động, nguyên lý vận hành của các thiết bị sấy nông sản thực phẩm, đồng thời có kỹ năng vận hành, khắc phục sự cố trong thiết bị trong quá trình sản xuất. Sinh viên tiếp cận các kỹ năng và kiến thức này thông qua việc kết hợp giữa bài giảng, tự học và làm các bài thực hành tại phòng thí nghiệm và xưởng.
Thái độ, chuyên cần
 
4. Tóm tắt nội dung môn học
            Kỹ thuật sấy là môn học quan trọng của sinh viên ngành Cơ khí chế biến, rất cần cho những người nghiên cứu thiết kế và chế tạo các loại máy sấy.
Môn học nhằm hệ thống hóa và tiếp cận các phương pháp mới trong lĩnh vực sấy nông sản thực phẩm. Nội dung bài giảng bao gồm đầy đủ lý thuyết sấy nói chung và kỹ thuật nông sản thực phẩm nói riêng. Sau phần lý thuyết là các hệ thống sấy sẽ được đề cập. Bài giảng còn đưa ra những cấu tạo cụ thể của các loại tủ sấy, buồng sấy, hầm sấy, tháp sấy, máy sấy băng tải, máy sấy phun,... Cùng những ưu nhược điểm của mỗi loại.
 
5. Nội dung chi tiết môn học
Chương 1: Vật liệu ẩm và không khí ẩm
1.1 Vật liệu ẩm
1.2 Không khí ẩm
1.3  Quan hệ giữa vật liệu ẩm và không khí ẩm
Chương 2: Các quá trình truyền nhiệt và ẩm khi sấy
2.1 Quan hệ giữa nhiệt và truyền ẩm
2.2 Các giai đoạn sấy
2.3 Các đường cong sấy và tốc độ sấy
2.4 Thời gian sấy
Chương 3: Công nghệ sấy
3.1 Những tính chất công nghệ của đối tượng sấy
3.2 Lựa chọn phương pháp và chế độ sấy
Chương 4: Sấy đối lưu
4.1 Đặc tính chung và phân loại các hệ thống sấy đối lưu
4.2 Tính toán hệ thống sấy đối lưu
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ sấy
4.4 Sấy đối lưu các vật liệu rời xếp lớp
4.5 Sấy đối lưu các vật liệu rời lưu động
4.6 Sấy đối lưu vật liệu rời hoặc dung dịch theo dòng lưu động
Chương 5: Sấy rang
5.1 Quá trình sấy rang
5.2 Các kiểu máy sấy rang
5.3 Tính thiết kế máy sấy rang
Chương 6: Các hình thức sấy khác
6.1 Sấy bức xạ
6.2 Sấy thăng hoa
Chương 7. Kỹ thuật sấy một số nông sản thực phẩm
            7.1. Kỹ thuật sấy các loại hạt
            7.2. Kỹ thuật sấy các loại rau quả
7.3. Kỹ thuật sấy một số thực phẩm
Chương 8. Đánh giá chất lượng và bảo quản sản phẩm sấy
8.1. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm sấy
8.2. Bao gói và bảo quản sản phẩm sấy
 
6. Học liệu
1. Phan Hiếu Hiền, Nguyễn văn Xuân, Nguyễn Hùng Tâm, Lê văn Bạn, Trương Vĩnh. 2000. Máy sấy hạt ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp.
2. Trần văn Phú. 2002. Tính toán và thiết kế hệ thống sấy. NXB Giáo dục
3. Brooker D.B., Bakker-Arkema F.W., Hall C.W. 1982. Drying cereal grains. The AVI publishing company, Inc.
 
7. Hình thức tổ chức dạy học:
Lịch trình chung (ghi tổng số giờ cho mỗi cột)
 

 
 
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy môn học
 
Lên lớp
Thực hành thí nghiệm, thực tập giáo trình
 
Tự học, tự nghiên cứu
 
Tổng
 
Lý thuyết
 
Bài tập
 
Thảo luận
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
            Yêu cầu về cách thức đánh giá, hiện diện trên lớp, mức độ tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, các quy định về thời gian, chất lượng các bài tập, kiểm tra.
 
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
            Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra đánh giá
9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
9.2. Kiểm tra đánh giá định kỳ
            - Tham gia học tập trên lớp : 10% điểm
            - Phần tự học, tự nghiên cứu
            - Hoạt động theo nhóm
            - Kiểm tra đánh giá giữa kỳ : 20% điểm
            - Kiểm tra đánh giá cuối kỳ : 50% điểm
            - Thực hành : 20% điểm
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập
9.4. Lịch thi kiểm tra: theo lịch của nhà trường
 
 
 
Giảng viên                  Duyệt Chủ nhiệm bộ môn                  Khoa Cơ khí Công nghệ
 
 
 
 
Lê Anh Đức                TS. Nguyễn Như Nam                      PGS.TS. Trần Thị Thanh
 
 
 
 

Số lần xem trang: 2273