ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM  2003
 
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kể từ ngày thành lập đến nay, Công đoàn Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân và dân tộc, đã tổ chức, vận động công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp tục tổ chức, động viên CNVCLĐ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tổng Liên đoàn Lao động việt nam có tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân, có chức năng: Đại diện và bảo vệ  các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước và phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tổng Liên đoàn Lao động việt nam phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, tăng cường và mở rộng hợp tác với công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc hữu nghị, đoàn kết, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, phấn đấu cho mục tiêu: Vì lợi ích người lao động, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội.
 
Chương I: ĐOÀN VIÊN
Chương II: NGUYÊN TẮC VÀ  HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
Chương III: TỔ CHỨC CƠ SỞ CỦA CÔNG ĐOÀN
Chương IV: TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN  HẠN CỦA  CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN CƠ SỞ
Chương V: CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA CÔNG ĐOÀN VÀ UỶ BAN KIỂM TRA  CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP
Chương VI: TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN
Chương VII: KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT
Chương VIII: CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
 
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2003
                Đại hội lần thứ IX
Công đoàn Việt Nam

Số lần xem trang: 2172

Liên kết doanh nghiệp