Ông Nguyễn Văn Thắng – Lãnh đạo Sở NN Và PTNT- Phát biểu khai mạc
     Thực hiện kế hoạch số 4355/KH-SNN ngày 20/9/2023, Sáng ngày 19/10/2023 tại địa bàn tỉnh Đồng Nai đã diễn ra chương trình hội thảo “Ứng dụng Cơ giới hoá – tự động hoá trong sản xuất nông nghiệp” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hội Nông dân tỉnh; Sở Khoa học Công nghệ tổ chức.
 
     Tiếp nối bài phát biểu khai mạc của đồng chí Nguyễn Văn Thắng - phó chủ tịch Sở Nông Nghiệp và PTNT, phần báo cáo kết quả thực hiện Chương trình cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai năm 2023 do Đ.c Trần Hải Sơn - Lãnh đạo sở Nông Nghiệp và PTNT.
 
 
Ông Trần Hải Sơn – Lãnh đạo Sở NN Và PTNT
 
     Tại hội thảo ông Trần Hải Sơn đã nhấn mạnh các công tác triển khai thực hiện và thực trạng cơ giới hoá trong nông nghiệp; Nêu lên những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; Và một số giải pháp trọng tâm thực hiện như sau: “Cơ giới hoá nông nghiệp của tỉnh vẫn chưa có sự đồng bộ trong các khâu sản xuất và trong các lĩnh vực...; Phần lớn các cơ sở sản xuất chế biến nông sản có trình độ và năng lực công nghệ còn ở mức thấp…; Cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn đầu tư máy móc, một số chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ,…chưa kịp yêu cầu thực tiễn sản xuất kinh doanh…”
 
     Tiêu biểu của chương trình là phần tham luận của: Hội Nông dân tỉnh “Tuyên truyền vận động nông dân tham gia ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp”; UBND huyện Nhơn Trạch “Báo cáo chuẩn bị nội dung tham luận theo phân công tại hội thảo ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2023”; Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM “ Đổi mới, ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp, góc nhìn từ nhà khoa học kỹ thuật”; Tổ hợp tác sầu riêng Chín Đức – Cẩm Mỹ “Hiệu quả từ mô hình cung cấp dịch vụ cơ giới hoá cho các thành viên sản xuất nông nghiệp”; và các doanh nghiệp khác.
 
 
TS. Nguyễn Huỳnh Trường Gia – Giảng viên khoa CKCN
 
     Đại diện Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, TS. Nguyễn Huỳnh Trường Gia chia sẻ “Cần phải xác định được các vùng nguyên liệu trọng điểm đối với các cây chủ lực của tỉnh; Sử dụng công nghệ GIS: phương pháp chồng bản đồ - phương pháp tối ưu hóa các liên kết; Ưu tiên bảo vệ đến khu vực tự nhiên, bảo tồn thiên nhiên; Yếu tố kinh tế xã hội và truyền thống canh tác; Thực hiện các dự án ngắn hạn nhằm nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các thiết bị cơ giới đã có trên thị trường thế giới; Xây dựng cơ giới hóa đồng bộ cho các cây chủ lực; Phát triển đội ngũ nhân lực có tri thức cao làm nòng cốt trong tương lai sử dụng, phát triển và phổ biến các công nghệ, thiết bị hiện đại đến bà con nông dân…”
 
     Hội thảo có phần tham gia của các công ty, doanh nghiệp nhằm ứng dụng các thiết bị tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp: Công ty TNHH Ô tô TC Việt Nam, Công ty cổ phần thiết bị bay Agridrone Việt Nam, Công ty cổ phần công nghệ VTS.
 
 
Kết nối giữa bà con nông dân và trường Đại Học, Công ty, Doanh nghiệp
 
     Khoa Cơ khí Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh tham gia sự kiện với góc nhìn từ nhà khoa học kỹ thuật, đem đến những giải pháp, các thiết bị phục vụ cơ giới hoá canh tác nông nghiệp bền vững. Tại hội thảo, Khoa Cơ khí Công nghệ cũng đã kết nối với các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và công ty máy nông nghiệp trong việc tập huấn, đào tạo và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho tỉnh trong thời gian tới.
NGUYEN NHUT LONG – K.CKCN
 
 

Số lần xem trang: 2192