TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ-CÔNG NGHỆ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

 
                    
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC : KỸ THUẬT ĐIỆN
 
1.            Thông tin về giảng viên:
-         Họ và tên: VƯƠNG ĐÌNH BẰNG.
-         Chức danh: Giảng viên.
-         Thời gian, địa điểm làm việc: Từ 01/01/1977 đến nay làm việc tại Khoa Cơ Khí Công Nghệ - trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
-         Địa chỉ liên hệ:
·        Bộ môn Công Nghệ Nhiệt Lạnh – Khoa Cơ Khí Công Nghệ.
·        17 Phan Đình Phùng; KP 2; Phường Hiệp Phú; Q9; TpHCM.
 
2.            Thông tin chung về môn học:
-         Tên môn học: KỸ THUẬT ĐIỆN.
-         Mã môn học:   207109.
-         Số tín chỉ: 2 (LT: 1 - TH: 1).
-         Môn học, bắt buộc:   Bắt buộc:   X           Lựa chọn:
-         Các môn tiên quyết: Toán học, Vật lý.
-         Các môn học kế tiếp:KT Điện Tử (207110) – ĐK Tự Động (207511).
-         Các yêu cầu đối với môn học (nếu có): Nắm vững nguyên lý làm việc, sơ đồ nối dây mạch điện 3 pha, cách đo công suất, chọn công suất động cơ, sơ đồ truyền động điện và an toàn điện.
-         Giờ tín chỉ đối với các họat động:
+ Nghe giảng lý thuyết:         15 tiết (giới thiệu).
+ Làm bài tập trên lớp:          05 tiết (làm ở nhà).
+ Thảo luận:
+ Thực hành, thực tập:           15 tiết.
+ Hoạt động theo nhóm:
+ Tự học:                                Chủ yếu.
-         Địa chỉ:        Khoa/Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Kỹ thuật Cơ sở,
Khoa Cơ Khí Công Nghệ - trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.
3.            Mục tiêu của môn học:
         Trang bị các kiến thức về điện, máy điện, truyền động điện nhằm vận hành,sửa chữa các máy công nghiệp trong thực tế.
4.            Tóm tắt nội dung môn học:
         Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về mạch điện, phương pháp tính toán mạch điện, dòng điện xoay chiều 1 pha và 3 pha, các kiến thức về nguyên lý, cấu tạo, đặc tính và ứng dụng các lọai máy điện để giúp người học có thể giải và ứng dụng vào các môn học có liên quan.
5.            Nội dung chi tiết môn học:
Phần 1: MẠCH ĐIỆN
                     Chương 1: Những khái niệm cơ bản về mạch điện.
1.      Mạch điện.
2.      Các đại lượng đặc trưng quá trình năng lượng trong mạch điện.
3.      Mô hình mạch điện.
4.      Phân lọai và các chế độ làm việc của mạch điện.
5.      Hai định luật Kiếcchốp.
                                  Chương 2: Dòng điện hình sin.
1.      Các đại lượng đặc trưng cho dòng điện hình sin.
2.      Trị số hiệu dụng của dòng điện, điện áp.
3.      Biểu diễn dòng điện hình sin bằng véctơ.
4.      Dòng điện hình sin trong nhánh thuần trở.
5.      Dòng điện hình sin trong nhánh thuần cảm.
6.      Dòng điện hình sin trong nhánh thuần dung.
7.      Dòng điện hình sin trong nhánh R, L, C nối tiếp.
8.      Công suất của dòng điện hình sin.
9.      Nâng cao hệ số công suất cosφ.
10.Biểu diễn dòng điện hình sin bằng số phức.
 
                                 Chương 3: Các phương pháp phân tích mạch điện.
1.      Biểu diễn vectơ giải mạch điện.
2.      Biểu diễn số phức giải mạch điện.
3.      Phương pháp biến đổi tương đương.
4.      Phương pháp dòng điện nhánh.
5.      Phương pháp dòng điện mạch vòng.
6.      Phương pháp điện áp 2 nút.
7.      Phương pháp xếp chồng.
                                 Chương 4: Mạch điện xoay chiều 3 pha.
1.      Khái niệm chung.
2.      Cách nối hình sao (Y).
3.      Cách nối hình tam giác(Δ).
4.      Công suất mạch điện 3 pha.
5.      Cách giải mạch điện 3 pha đối xứng.
6.      Cách giải mạch điện 3 pha không đối xứng.
Phần 2: MÁY ĐIỆN
                                       Chương 5: Máy biến áp.
1.      Khái niệm chung.
2.      Cấu tạo MBA.
3.      Nguyên lý làm việc của MBA.
4.      MBA 3 pha.
5.      Các MBA làm việc song song.
6.      Các MBA đặc biệt.
7.      Sơ đồ trạm biến áp.
8.      Chọn địa điểm đặt trạm biến áp.
                                  Chương 6: Máy điện không đồng bộ.
1.      Khái niệm chung.
2.      Cấu tạo của máy điện không đồng bộ.
3.      Từ trường của máy điện không đồng bộ.
4.      Nguyên lý làm việc của máy điện KĐB.
5.      Mở máy động cơ KĐB 3 pha.
6.      Điều chỉnh tốc độ động cơ KĐB.
7.      Các đặc tính làm việc của động cơ KĐB.
8.      Động cơ KĐB 1 pha.
                                 Chương 7: Chọn công suất động cơ.
1.      Quá trình phát nóng và làm lạnh động cơ.
2.      Các chế độ làm việc của động cơ.
3.      Chọn công suất động cơ.
Phần 3: TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
Chương 8: Thiết bị điện hạ áp.
1.      Các phần tử bảo vệ.
2.      Các phần tử điều khiển có tiếp điểm.
3.      Công tắc tơ.
4.      Khởi động từ.
5.      Áptômát.
                                 Chương 9:  Sơ đồ điều khiển động cơ điện.
1.      Khái niệm.
2.      Sơ đồ điều khiển (SĐĐK) động cơ lồng sóc 1 chiều quay.
3.      SĐĐK động cơ lồng sóc 2 chiều quay (đảo chiều quay).
4.      Tự động mở máy động cơ lồng sóc đổi nối Y – Δ.
5.      SĐĐK động cơ lồng sóc 2 cấp tốc độ.
6.      Sơ đồ mạch điều khiển hãm động năng dùng relay thời gian.
                                 Chương 10: An toàn điện.
1.      Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể con người.
2.      Những nguyên nhân gây nên tai nạn về điện.
3.      Các biện pháp bảo vệ an toàn điện.
4.      Phòng chống sét trong mùa mưa.
6.Học liệu:
a) Học liệu chính:
                       - Vương Đình Bằng – Cơ sở kỹ thuật điện – 2004.
                       - Vương Đình Bằng – Điện Công Nghiệp – 2004.
                       - Đặng Văn Đào và Lê Văn Doanh – Kỹ thuật điện – NXB Giáo dục - 1997
b) Học liệu tham khảo:
- Nguyễn Trọng Thắng và Lê Thị Thanh Hoàng – Giáo trình Kỹ thuật điện
               NXB: Đại học Quốc gia Tp.HCM – 2008.
 - Đặng Văn Đào, Lương Ngọc Hải, Huỳnh Ngọc Dương,……. NXB: ĐH & THCN – 1977.
-  Hoàng Hữu Thận, Đỗ Quang Huy – Kỹ thuật điện đại cương –  NXB: ĐH & THCN – 1978.
- Nguyễn Văn Tuệ - Điện Công Nghiệp – NXB: Đà Nẵng – 2003.
-   Trương Tri Ngộ, Lê Bội Nho, Vũ Hồng Dư,……NXB: Khoa học và Kỹ thuật – 2001.
-   Vũ Quang Hồi – Giáo trình kỹ thuật điều khiển – NXB: GDục – 2004.
-   Nguyễn Đình Thắng – Giáo trình an toàn điện – NXB: GDục – 2003.
-   V.S. Popov and S.A. Nicolaev - Basic electricity and electronics –
               NXB: Mir – Publishers – Moscow – 1977.
7.Hình thức tổ chức dạy học:
* Lịch trình chung:

 
 
Nội dung
 
Hình thức tổ chức dạy học môn học
 
 
Tổng
Lên lớp
Thực hành, thí nghiệm, thực tập giáo trình, rèn nghề
Tự học, tự nghiên cứu
 
Lý thuyết
 
 
Bài tập      (làm ở nhà)
 
Thảo luận
Chương 1
1
 
 
1
 
 
Chương 2
2
1
 
1
 
 
Chương 3
2
1
 
1
Tự học
 
Chương 4
1,5
1
 
2
 
 
Chương 5
1,5
 
 
1
Tự học
 
Chương 6
2
1
 
2
 
 
Chương 7
1
1
 
 
 
 
Chương 8
1
 
 
1
Tự học
 
Chương 9
2
 
 
5
 
 
Chương 10
1
 
 
1
 
 
 
15

 
         8.Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
                

STT
Yêu cầu
Đánh giá
1
Thực hành thí nghiệm
20 %
2
Thi kết thúc môn học
80 %

 9.Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học
9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
9.2 Kiểm tra – đánh giá định kỳ
            + Thi kết thúc môn học.(60 phút).
9.2.     Tiêu chí đánh giá các lọai bài tập
9.3.     Lịch thi, kiểm tra
 
Giảng viên                  Chủ nhiệm bộ môn duyệt                     Thủ trưởng đơn vị
 
 
 
 
  
                          
 
 
 
              
                    
                 
  

Số lần xem trang: 2299