TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ-CÔNG NGHỆ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
 
 
1. Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Phạm Đức Dũng.
Chức danh, học hàm, học vị: GVC, Thạc sỹ.
Địa điểm làm việc: Khoa Cơ Khí Công Nghệ.
Các hướng nghiên cứu chính: thiết kế, chế tạo máy.
2. Thông tin chung về môn học:
Tên môn học: Công nghệ chế tạo máy.
Mã môn học: 207105.
Số tín chỉ: 2.
Môn học: tự chọn.
Các môn học tiên quyết: Kim loại học nhiệt luyện, Công nghệ kim loại, Chi tiết máy.
Các môn học kế tiếp: các môn học chuyên ngành.
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
            + Nghe giảng lý thuyết: 27 giờ.
            + Hoạt động theo nhóm: xê mi na môn học: 3 giờ.
Địa chỉ: Khoa: Cơ Khí Công Nghệ, Trường Đại Học Nông Lâm, Bộ Môn: Kỹ thuật Cơ sở, Phòng số 15 khu vực văn phòng khoa.
3. Mục tiêu của môn học:
            - Kiến thức: Nắm được các phương pháp đánh gíá chất lượng chi tiết máy, các phương pháp gia công để đạt được yêu cầu kỹ thuật, lập qui trình sản xuất chi tiết theo một qui mô sản xuất cụ thể.
            - Kỹ năng: Biết tra cứu tài liệu kỹ thuật để thực hiện một qui trình sản xuất.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Nắm được và vận dụng có hiệu quả các phương pháp thiết kế, xây dựng và quản lý các quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí, về kỹ thuật sản xuất và tổ chức sản xuất nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật theo yêu cầu trong điều kiện và qui mô sản xuất cụ thể. Môn học còn truyền đạt những yêu cầu về chỉ tiêu công nghệ cần thiết nhằm nâng cao tính công nghệ trong quá trình thiết kế các kết cấu cơ khí để góp phần nâng cao hiệu quả chế tạo sản phẩm cơ khí.
Nội dung gồm hai phần chính:
a/ Trình bày các vấn đề cơ bản của việc đảm bảo chất lượng chế tạo các máy móc và thiết bị, các phương pháp chuẩn bị sản xuất, các phương pháp gia công nhằm đạt được hiệu quả kinh tế kỹ thuật.
b/ Trình bày một số vấn đề cụ thể có tính chất điển hình thường gặp trong sản xuất và sửa chữa cơ khí.
5. Nội dung chi tiết môn học:
CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Quá trình sản xuất và quá trình công nghệ.
1.2. Các thành phần của qui trình công nghệ.
1.3. Các dạng sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất.
1.4. Quan hệ giữa đường lối, biện pháp công nghệ và qui mô sản xuất trong việc chuẩn bị sản xuất.
CHƯƠNG 2: CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT CHI TIẾT MÁY
2.1. Yếu tố đặc trưng của chất lượng bề mặt.
2.2. Ảnh hưởng của chất lượng bề mặt đến khả năng làm việc của máy.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt chi tiết máy.
2.4. Phương pháp bảo đảm chất lượng bề mặt gia công của chi tiết máy.
CHƯƠNG 3: ĐỘ CHÍNH XÁC GIA CÔNG
3.1. Khái niệm và định nghĩa.
3.2. Các phương pháp đạt độ chính xác gia công trên máy công cụ.
3.3. Các nguyên nhân gây ra sai số gia công.
3.4. Các phương pháp xác định độ chính xác gia công.
3.5. Điều chỉnh máy.
CHƯƠNG 4: CHUẨN
4.1 Định nghĩa và phân loại chuẩn.
4.2 Quá trình gá đặt chi tiết khi gia công.
4.3 Nguyên tắc 6 điểm khi định vị chi tiết.
4.4 Cách tính sai số gá đặt.
4.5 Những điểm cần tuân thủ khi chọn chuẩn.
CHƯƠNG 5: ĐẶC TRƯNG CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG.
5.1. Chọn phôi và các phương pháp gia công chuẩn bị phôi.
5.2. Đặc trưng các phương pháp gia công cắt gọt.
5.3. Các phương pháp gia công tinh bằng biến dạng dẻo.
5.4. Các phương pháp gia công bằng điện vật lý và điện hóa.
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG
6.1. Ý nghĩa của công việc chuẩn bị sản xuất.
6.2. Phương pháp thiết kế quá trình công nghệ.
6.3. Một số bước thiết kế cơ bản.
CHƯƠNG 7: TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH CẮT GỌT
7.1. Một vài khái niệm về tối ưu hóa quá trình cắt gọt.
7.2. Cơ sở tối ưu hóa quá trình cắt gọt.
7.3. Tối ưu hoá quá trình tiện.
7.4. Tối ưu hoá quá trình phay.
7.5. Tối ưu hoá quá trình mài.
CHƯƠNG 8: TIÊU CHUẨN HÓA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ
8.1. Khái niệm chung.
8.2. Phân loại đối tượng sản xuất.
8.3. Công nghệ điển hình.
8.4. Công nghệ nhóm.
8.5. Công nghệ tổ hợp.
CHƯƠNG 9: CÔNG NGHỆ LẮP RÁP CÁC SẢN PHẨM CƠ KHÍ
9.1. Khái niệm về công nghệ lắp ráp.
9.2. Các phương pháp lắp ráp.
9.3. Các hình thức tổ chức lắp ráp.
9.4. Thiết kế qui trình công nghệ lắp ráp.
9.5. Công nghệ lắp ráp một số mối lắp điển hình.
9.6. Kiểm tra chất lượng lắp ráp.
CHƯƠNG 10: CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH
10.1. Qui trình công nghệ chế tạo các chi tiết dạng hộp.
10.2. Qui trình công nghệ chế tạo các chi tiết dạng càng.
10.3. Qui trình công nghệ chế tạo các chi tiết dạng trục.
10.4. Qui trình công nghệ chế tạo các chi tiết dạng bạc.
10.5. Gia công bánh răng.
6. Học liệu:
Học liệu bắt buộc:
- Phạm Đức Dũng, Bài giảng môn học “Công nghệ chế tạo máy”.
7. Hình thức tổ chức dạy học:
* Lịch trình chung:
 
 
 
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành,
Thí nghiệm,
Thực tập
giáo trình,
Rèn nghề
Tự học, tự
nghiên cứu
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Nội dung 1
Chương 1: Những khái niệm cơ bản.
Chương 2: Chất lượng bề mặt chi tiết máy.
Chương 3: Độ chính xác gia công.
Chương 4: Chuẩn.
Chương 5: Đặc trưng các phương pháp gia công.
Chương 6: Thiết kế quá trình công nghệ gia công.
Chương 7: Tối ưu hóa quá trình cắt gọt.
Chương 8: Tiêu chuẩn hóa quá trình công nghệ.
Chương 9: Công nghệ lắp ráp các sản phẩm cơ khí.
Chương 10: Công nghệ gia công chi tiết điển hình.
27
 
2
 
2
 
3
5
 
3
 
3
 
2
 
2
 
3
 
2
 
 
 
 
27
Nội dung 2
 
 
 
 
3
3
8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên:
Kiểm tra 15 giờ trên lớp: 2 lần.
Bài báo cáo môn học: 1 lần.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học:
9.1 Kiểm tra đánh giá định kỳ:
- Hoạt động theo nhóm: Báo báo cáo môn học theo nhóm nghiên cứu: 1 lần: 2 điểm.
- Kiểm tra, đánh giá giữa kỳ: 2 lần, Kiểm tra 15 giờ trên lớp Mỗi lần 1 điểm.
9.3 Lịch thi, kiểm tra: thi cuối học kỳ: 6 điểm.
 

Giảng viên đào tạo
(Ký tên)
Chủ nhiệm bộ môn duyệt
(Ký tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên)

 

 

Số lần xem trang: 2294