TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ-CÔNG NGHỆ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

 
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: CƠ HỌC LÝ THUYẾT
 
 
1.      Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Đỗ Hữu Toàn
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính, Thạc sĩ, Trưởng bộ môn
Địa chỉ liên hệ: Khoa Cơ khí-Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
2.      Thông tin chung về môn học:
-         Tên môn học: Cơ học lý thuyết
-         Mã môn học: 207103
-         Số tín chỉ: 3
-         Môn học: bắt buộc
-         Các môn học tiên quyết: Toán cao cấp
-         Các môn học kế tiếp: Nguyên lý máy, sức bền vật liệu
-         Các yêu cầu đối với môn học: Nắm vững lý thuyết giải được các bài tập
-         Giờ tín chỉ đối với các hoạt động
      + Nghe giảng lý thuyết: 45
      + Tự học: 135
3.      Mục tiêu của môn học:
-         Cung cấp những hiểu biết về các qui luật tổng quát của chuyển động và cân bằng của các vật và về sự tương tác giữa chúng với nhau.
-         Làm cơ sở trực tiếp học tập các môn cơ sở khác của các ngành kỹ thuật.
4.      Tóm tắt nội dung môn học:
-         Nội dung của cơ học lý thuyết gồm ba phần: Tĩnh học, Động học và Động lực học.
-         Tĩnh học nghiên cứu các lực và điều kiện cân bằng của các vật thể dưới tác dụng của lực.
-         Động học nghiên cứu các tính chất hình học tổng quát của chuyển động. Đối tượng vật thể được nghiên cứu trong Động học là động điểm và vật rắn.
-         Động lực học nghiên cứu các quy luật chuyển động của chất điểm và cơ hệ dưới tác dụng của lực, bao gồm hai phần: Động lực học Niutơn và Cơ học giải tích. Động lực học Niutơn nghiên cứu dựa vào các tiên đề của Niutơn. Cơ học giải tích nghiên cứu dựa vào các nguyên lý cơ học: gồm các nguyên lý vi phân, nguyên lý biến phân và các nguyên lý hỗn hợp biến phân, vi phân.
5.      Nội dung chi tiết môn học:
1.      Các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề tĩnh học
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.2 Các tiên đề tĩnh học
1.3 Mômen của lực đối với một điểm và một trụ
1.4 Ngẫu lực
2.      Hai bài toán cơ bản của tĩnh học
2.1 Bài toán thu gọn hệ lực
2.2 Bài toán cân bằng hệ lực
3.      Các bài toán đặc biệt của tĩnh học
3.1 Bài toán cân bằng của đòn và vật lật
3.2 Bài toán cân bằng của hệ vật
3.3 Bài toán ma sát
4.      Động học điểm
4.1 Mở đầu động học
4.2 Phương pháp véc tơ xác định chuyển động của điểm
4.3 Phương pháp tọa độ đề các xác định chuyển động của điểm
4.4 Phương pháp tọa độ tự nhiên xác định chuyển động của điểm
5.      Các chuyển động cơ bản của vật rắn
5.1 Chuyển động tịnh tiến của vật rắn
5.2 Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
6.      Chuyển động phức hợp của điểm:
6.1 Các khái niệm
6.2 Định lý hộp vận tốc
6.3 Định lý hộp gia tốc
7.      Chuyển động song phẳng của vật rắn:
7.1Phương trình chuyển động, vận tốc và gia tốc của vật chuyển động song phẳng
7.2 Động học điểm thuộc vật
7.3 Chuyển động của vật quay quanh các trục song song
8.      Các tiên đề động lực học và phương trình vi phân chuyển động của chất điểm
8.1 Mở đầu
8.2 Các tiên đề động lực học
8.3 Phương trình vi phân chuyển động của chất điểm
9.      Các định lý tổng quát của động lực học
9.1 Hình học khối lượng
9.2 Định lý chuyển động của khối tâm
9.3 Định lý biến thiên động lượng
9.4 Định lý biến thiên mômen động lượng
9.5 Định lý biến thiên động năng
10.Nguyên lý Đa làm Be
10.1         Lực quán tính của chất điểm
10.2         Thu gọn các lực quán tính của các chất điểm thuộc vật rắn trong các chuyển động thường gặp
10.3         Áp dụng giải toán
11.Nguyên lý di chuyển khả dĩ
11.1         Các khái niệm
11.2         Nguyên lý di chuyển khả dĩ
12.Nguyên lý Đa làm Be lagrăng – phương trình lagrăng loại 2
12.1         Nguyên lý Đa làm be lagrăng
12.2         Phương trình lagrăng loại 2
6.      Học liệu:
1. Đỗ Hữu Toàn         Cơ học lý thuyết
            Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
2. Đỗ Hữu Toàn         Bài tập Cơ học lý thuyết
            Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
3. Nguyễn Trọng Truyền, Nguyễn Văn Đạo…        Cơ học lý thuyết
            NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp – Hà Nội 1969
4. X.M. Targ:
            Giáo trình giản yếu cơ học lý thuyết
            NXB “Mir” Maxcova
5. I.V.Mêserxki, H.Noibe
            Tuyển tập bài tập cơ học lý thuyết
            NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp – Hà Nội 1977
7.      Hình thức tổ chức dạy học

Nội dung
Lên lớp
Tự học
Tổng
Lý thuyết
Bài tập
Tĩnh học
Động học
Động lực học Niutơn
Động lực học giải tích
6
7
8
6
4
5
6
3
30
36
42
27
40
48
56
36

8.      Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của Giảng viên
-         Nắm vững lý thuyết để giải được các bài tập
9.      Phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học
-         Kiểm tra giữa kỳ (trọng số 0,2)
-         Thi kết thúc môn học (trọng số 0,8)
 
  

Giảng viên đào tạo
(Ký tên)
Chủ nhiệm bộ môn duyệt
(Ký tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên)

 

 

Số lần xem trang: 2273