Trường   

1.      Giới thiệu chung:

* Ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô [NLS 109]- AUTOMOTIVE ENGINEERING: Ngành được phép đào tạo theo quyết định số 6519/QD9-BGD&ĐT ngày 17/11/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

Bộ môn Công nghệ kỹ thuật Ôtô thuộc Khoa Cơ khí Công nghệ Trường Đại học Nông Lâm Tp HCM được thành lập năm 2002. Xưởng thực hành- thí nghiệm kỹ thuật ôtô diện tích 600m2. Ngoài học cụ, máy móc đã có bộ môn được Bộ đầu tư thêm một số thiết bị hiện đại về ôtô trong dự án: “ Tăng cường trang thiết bị nghiên cứu cho ngành Công nghệ Ôtô” vào năm 2006 – 2008. Bộ môn đã bắt đầu đào tạo hệ đại học từ năm 2006, song song đó bộ môn cũng đã kết hợp, hỗ trợ về nghiên cứu và đào tạo cho các ngành, các khoa khác có liên quan trong trường.

 

2.      Cơ cấu tổ chức:

Nhân sự bộ môn hiện có 4 người:

 Nguyễn Trịnh Nguyên           ThS (NCS)                    Phụ trách bộ môn.

                và 03 CBVC.

Ngoài ra bộ môn được sự tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia trong và ngoài trường như:

1. Nguyễn Hay                      PGS.TS                       Chuyên ngành nhiệt lạnh.

2. Phan Hiếu Hiền                TS                               Chuyên ngành Năng lượng.

3. Đỗ Văn Dũng                    PGS.TS                       Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Ôtô.

4. Bùi Văn Ga                       GS.TSKH                   Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Ôtô.

 

3.      Hoạt động đào tạo:

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ  kỹ thuật Ôtô của bộ môn cũng theo chương trình khung cùa Bô Giáo dục Đào tạo.

Sản phẩm đào tạo là các kỹ sư Công nghệ Ôtô có phẩm chất đạo đức, có tư duy khoa học, năng động sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp. Có trình độ lý thuyết vững vàng và kỹ năng thực hành về công nghệ ôtô, có khả năng tự đào tạo nâng cao trình độ để làm việc trong các lãnh vực sau:

-         Khai thác, sử dụng, bảo dưỡng và dịch vụ kỹ thuật ôtô.

-         Kiểm định và thử nghiệm ôtô.

-         Sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ôtô.

-         Nghiên cứu, cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng ôtô.

-         Đào tạo chuyên môn.

-         Quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh.

 

Ø     Cơ hội việc làm:

Sau khi tốt nghiệp, các kĩ sư Công nghệ ô tô có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, các cơ sở sửa chữa ôtô, các trạm đăng kiểm, các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các văn phòng đại diện, cơ sở kinh doanh ôtô, máy động lực và phụ tùng.

Ø     Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo:

Bộ môn có một Xưởng thí nghiệm – thực hành kỹ thuật ô tô với diện tích 600m2. Ngoài số học cụ đã có, bộ môn được đầu tư thiết bị mới năm 2006 – 2008 trị giá gần 5 tỉ đồng VN. Bao gồm các thiết bị thực hành, thí nghiệm về động cơ xăng, dầu, hệ thống điện ô tô, hệ thống truyền động, thiết bị kiểm định tổng thể về ôtô, cabin tập lái điện tử, thiết bị điện tử mô phỏng hoạt động và các hư hỏng, phương pháp khắc phục trên động cơ, các thiết bị cân chỉnh bơm cao áp, thiết bị cân chỉnh hệ thống treo – hệ thống lái…

Ø     Khả năng đào tạo:

Từ năm 2006 đến nay, đã tuyển sinh được 3 lớp hệ đại học, với hơn 200 sinh viên. Trong thời gian tới với việc bổ sung thêm nhân sự, bộ môn có thể nhận thêm hệ cao đẳng hoặc mở các lớp chuyên đề ngoài giờ. Với thiết bị hiện có các lớp cao học chuyên ngành cơ khí, ô tô, cơ điện tử… có thể tham quan để bổ sung kiến thức.

 

4.      Hoạt động nghiên cứu:

Bộ môn đặt trọng tâm nghiên cứu các vấn đề sau:

-         Nghiên cứu về động cơ đốt trong sử dụng các loại nhiên liệu sinh học như biogas, biodiesel…

-         Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại nhiên liệu sử dụng trên động cơ đốt trong đến sự ô nhiễm của môi trường..

-         Nghiên cứu qui trình kiểm định các loại ôtô, góp phần tăng cường tính năng an toàn giao thông của các loại xe khi di chuyển trên đường.

-         Nghiên cứu các thiết bị phục vụ sự tiện nghi trên ô tô hiện đại như hệ thống điều hòa không khí, hệ thống túi hơi an toàn…

Bộ môn cũng chủ trương liên kết, trao đổi kết quả nghiên cứu đối với các đơn vị trong và ngoài trường những vấn đề liên quan về ô tô.

Hiện nay bộ môn đang chủ trì và tham gia các đề tài sau:

-         Xây dựng qui trình kiểm định trên ô tô.

-         Sử dụng động cơ xăng đã qua sử dụng chạy biogas phát điện phục vụ các cơ sở chăn nuôi.

-         Thử nghiệm nhiên liệu biodiesel từ rong tảo.

Các thành tựu nghiên cứu được bộ môn sẽ chuyển giao khoa học công nghệ để phổ biến phục vụ cho sản xuất.

  

 

Số lần xem trang: 2308