CÁC TIẾN BỘ KỸ THUẬT CƠ GIỚI HOÁ NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM TỪ NĂM 2000
TS. Phan Hiếu Hiền
Các công đoạn cơ giới hoá (CGH) từ làm đất, gieo sạ… đến thu hoạch và sau thu hoạch lúa gạo được trình bày chủ yếu từ khoảng năm 2000 đến nay, và tập trung ở đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL) với mức độ CGH cao nhất nước. cũng mô tả sơ lược CGH với các vùng miền khác, và ở mỗi khâu đều có tóm tắt tình hình CGH từ trước đến thời gian này, chủ yếu trích từ hai tài liệu (Nguyễn Văn Luật và CTV 2011; Trần Văn Đạt và CTV 2010).

 

Nguồn động lực và làm đất
    Đến 2005, cả nước có 310.000 máy kéo, trong đó 3/4 là loại hai bánh dưới 15 HP (ngựa); tổng công suất khoảng 3,5 triệu HP. Năm 2012, tổng công suất cho canh tác lúa là 9,0 triệu HP, chia ra được 2,2 HP/ hecta đất lúa. Số máy này đã giải quyết làm đất 67% cho cả nước, riêng ĐBSCL đạt hơn 92% làm đất bằng cơ giới. Làm đất lúa bằng giàn xới (phay) theo máy kéo 2 bánh hoặc 4 bánh cỡ 20 – 35 HP gắn bánh lồng. Làm đất công việc nặng nhọc nhất, chỉ chiếm 4% chi phí sản xuất lúa.
     Đến nay (2023) ĐBSCL đạt gần 100% làm đất bằng máy, trong đó khoảng 2% bằng máy kéo 2 bánh ở một phần ruộng lúa – tôm; mùa khô cũng có làm đất với máy kéo 45 – 60 HP; nói chung không thay đổi gì nhiều về thiết bị.
Cải tạo đồng ruộng
    Máy móc làm việc hiệu quả hơn trên thửa ruộng khá lớn nhưng phải bằng phẳng (chênh lệch dưới 3cm) để giữ mức nước đồng đều. San laser (laser leveling, san phẳng đồng ruộng bằng tia laser) được áp dụng ở việt nam từ 2004, với chuyển giao kỹ thuật từ viện nghiên cứu quốc tế (IRRI). Đến nay đã san được khoảng 3.000ha ở ĐBSCL (trong đó Long An 2.000ha); và 50ha ở Lâm Đồng và Đăk Lăk, gộp những mảnh ruộng 300m2 thành thửa 0,5ha.
     Tóm tắt các lợi ích của san laser đã được nhiều khảo sát báo cáo: Tiết kiệm nước 50%, giảm 20 lít dầu/ha bơm nước. Giảm ure 40 kg/ha và 40 kg DAP/ha. Giảm 2kg  thuốc cỏ hậu nẩy mầm = giảm 50% chi phí thuốc.
 
 
- Giảm 50% thuốc ốc bươu vàng, khi gom nhiều mảnh ruộng nhỏ 0,03ha thành lớn 0,5 – 1 ha.
- Giảm lượng giống sạ 20 – 40 kg/ha (ví dụ từ 150 kg/ha xuống còn 110 kg/ha) do mặt ruộng phẳng, không cấy dặm chỗ trũng, không mất giống chỗ gò.
- Giảm công dặm lúa 7 – 10 công/ha.
- Máy gặt đập liên hợp vận hành hiệu quả hơn trên ruộng lớn, giảm được 2 lít diesel/ha; giảm hao hụt rơi rụng vì lúa đổ ngã.
- Năng suất tăng 0,5 – 1,0 tấn/ha.
- Tăng lợi nhuận 5,4 triệu đồng/ha/vụ lúa (khảo sát 16 nông dân ở Bạc Liêu và An Giang, 2011)
Lưu ý 2 lợi ích khác:
     Quy đổi những tiết kiệm vật tư đầu vào (phân, thuốc, nước tưới, v.v) liên quan đến nhiên liệu hoá thạch, san laser giảm được trung bình 190kg khí nhà kính CO2e, bằng khoảng 17% của tổng số CO2e/hecta lúa (khảo sát 12 nông dân và chủ máy, Phan Hiếu Hiền và CTV 2021).
Ở miền Trung và Tây Nguyên, gộp các ruộng manh mún thành thửa 0,5ha làm tăng 5% sản lượng lúa, do phá bờ ruộng chiếm 5% diện tích đất.
Gieo sạ
     Từ năm 2000, các doanh nghiệp nhựa đã sản xuất “máy” sạ hàng, thay thế plastic vào hầu hết các chi tiết của nguyên mẫu bằng thép của IRRI (đã có từ 1990) chỉ nặng còn khoảng một nửa so với mẫu thép 12kg. Ước tính năm 2006 cả nước có 50.000 máy này, sạ hàng khoảng 15% ruộng lúa ĐBSCL. Do năng suất lao động còn thấp (gieo cỡ 0,5ha/ngày/người) nên nông dân ĐBSCL đến 2020 vẫn chủ yếu sạ lan, dù nhược điểm là tốn lượng giống gấp 2 – 3 lần cần thiết; vì sạ lan rất nhanh, với bình phun có thể đạt 8 ha/ngày.
     Từ  năm 2020 có tiến bộ kỹ thuật là áp dụng các máy sạ hàng và máy sạ cụm (gieo lúa theo hốc); với bề rộng gieo 8 – 20 hàng, có thể sạ 5 – 10 ha/ngày.
    Sạ theo hàng/cụm tăng độ chính xác, giảm giống ( chỉ 50 – 70 kg/ha, so với sạ lan 120 – 180 kg/ha), giảm phân, tăng sức khoẻ cây lúa, giảm nguy cơ dịch bệnh nên giảm thuốc BVTV, giảm đỗ ngã lúa nên giảm tổn thất sau thu hoạch. Có thể kết hợp vùi phân hoá học sâu 3 – 4 cm.
Đến năm 2023, các máy này đã được trình diễn/áp dụng ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL đạt khoảng 5.000ha, và ở các nơi khác khoảng 1.000ha, gồm Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hoá…(Ngô Văn Đây 2023, phỏng vấn cá nhân)
Drone phun thuốc
    Máy bay không người lái (drone, "đờ-rôn") được thử nghiệm đầu tiên Việt Nam năm 2017 với mọt thiết bị từ Nhật. Từ năm 2020 Tập đoàn Lộc Trời (LTG) đã triển khai ứng dụng drone. Cuối 2021 LTG có hơn 120 drone ngoại nhập; với 220 người vận hành (phi công) được đào tạo; đã phun thuốc cho khoảng 90.000ha trên nhiều loại cây trồng: lúa, bắp, đậu, cây ăn trái (chuối, dừa, mít, xoài,…). Đến nay (2023) có cỡ vài ngàn chiếc đờ-rôn (của các tổ chức và cá nhân) hoạt động ở ĐBSCL. Ngoài việc phun thuốc, drone còn có thể phun phân và gieo hạt. trong tương lai, với các quy định và quy trình được ban hành, vừa chặt chẽ về an toàn bay, vừa tạo điều kiện cho nông dân ứng dụng drone, sẽ có vài trăm ngàn drone giúp nông dân tiết giảm chi phí phun thuốc, bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường. chế tạo drone ở việt nam, đi đầu là công ty real-time robotics (RtR) ở TP Hồ Chí Minh, với giám đốc và đội ngũ kỹ sư người Việt Nam; đã cung cấp drone cho một số cơ quan công tác viễn thám hoặc chẩn đoán tấm pin mặt trời. Có thể nói Việt Nam chỉ đi chậm hơn thế giới về ứng dụng drone chỉ khoảng 3 năm; nhưng cũng cần nhiều nghiên cứu thêm để áp dụng hiệu quả cho nông nghiệp nhiệt đới. Drone chỉ là thiết bị, và cũng như các máy móc khác, công nghệ ứng dụng cho thiết bị mới thật quan trọng.
Thu hoạch: máy đập lúa, máy gặt xếp dãy, máy gặt đặp liên hợp
Máy đập lúa
     Máy đập hướng trục IRRI (axial-flow thersher) được áp dụng đầu tiên ở ĐBSCL vào năm 1974, được nông dân cải tiến thành “mẫu Việt Nam”, và nhập vào các tỉnh phía Bắc vào khoảng 1990. Năm 2005 ước tính cả nước có khoảng 100.000 máy; hầu như 100% lúa ở ĐBSCL và đồng bằng sông Hồng được đập bằng loại máy tách thóc này. Chi phí đập lúa bằng máy chỉ chiếm 2 – 3% giá trị thóc. Nhưng số máy này giảm dần, và đến năm 2015 máy đập lúa hầu như biến mất, bị thay thế bằng máy gặt đập liên hợp.

 

Số lần xem trang: 2158