(Trực thuộc: Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM)

 

1. Nhân sự

Trưởng Bộ môn: TS. Trương Công Tiễn

Nhân sự: Bộ môn gồm 05 thầy cô giáo.

 

2. Hoạt động đào tạo

Ban hành theo Quyết định số 4094/QĐ-BGD&ĐT-ĐH ngày 4 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT

 

·        Mục tiêu của ngành học là đào tạo một đội ngũ kỹ sư chuyên ngành điều khiển tự động phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp: biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng trong ngành sản xuất nông nghiệp như gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tồn trữ bảo quản, trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chế biến thức ăn gia súc. Đặc biệt là trong chế biến các sản phẩm nông nghiệp nằm mục đích là tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

·        Có khả năng khai thác vận hành các hệ thống và thiết bị.

·        Có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thiết kế chế tạo thiết bị mới.

·        Có khả năng thiết kế hệ thống điều khiển cho dây chuyền công nghệ.

·        Có khả năng tổ chức và triển khai bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống điều khiển quá trình sản xuất.

·        Có khả năng cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, phù hợp với yêu cầu công việc.

·        Đối tượng tuyển sinh

      Học sinh tốt nghiệp phổ thông và trải qua kỳ thi tuyển sinh theo chương trình chung của bộ Giáo Dục và đào tạo, có kiến thức tốt về toán lý,  có kỷ năng sáng tạo,  ham mê trong học tập, yêu thích khoa học.

Liên thông sinh viên đã tốt nghiệp Cao Đẳng các ngành Cơ Khí, Điện-Điện Tử, Cơ điện tử, Điều khiển tự Động của các trường.

·        Chương trình Đào tạo chính qui theo học chế tín chỉ bao gồm 2 giai đoạn:

-         Giai đoạn 1: Bao gồm các môn học chung cho các ngành của khối Kỹ thuật Cơ Khí.

-         Giai đoạn 2: Bao gồm các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành điều khiển tự động; trong đó bao gồm thực tập đồ án môn học, thực tập nhà máy sản xuất, thực tập đồ án tốt nghiệp dành cho học sinh khá giỏi, hoặc thi tốt nghiệp cho học sinh trung bình - khá.

·        Thời gian thực tập đồ án tốt nghiệp tương đương 10 tín chỉ.

·        Ngoài ra còn có các khóa đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề cho công nhận vận hành máy và những cá nhân và tập thể có yêu cầu như:

-         Lập trình điều khiển thiết bị bằng PLC.

-         Lập trình điều khiển thiết bị bằng Vi xử lý.

-         Lập trình điều khiển thiết bị bằng máy tính thông qua card giao tiếp.

 

3. Hoạt động nghiên cứu

-         Đề tài cấp bộ:

·  NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG BẰNG PLC  QUÁ TRÌNH PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU TRONG CHẾ  BIẾN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

·  ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG  BẰNG ĐIỆN-KHÍ NÉN TRONG QUÁ TRÌNH TÁCH VỎ HẠT ĐIỀU

 

-         Nghiên cứu giáo viên:

·  Nghiên cứu các ứng dụng điều khiển tự động vào quá trình sản xuất nông lâm ngư nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm hải sản, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất nhà máy và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất - chế biến.

·  Nghiên cứu và tìm ra giải pháp đưa điều khiển tự động vào quá trình sản suất nông nghiệp, giúp người dân nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thô.

·  Nghiên cứu đẩy mạnh công việc tự động hóa rộng dãi cho người dân.

·  Nghiên cứu những kỹ thuật mới trên thế giới có mà trong nước chưa có để đáp ứng kịp thời đại.

 

-         Nghiên cứu sinh viên:

·  Sinh viên làm những đề tài mới về những ứng dụng điều khiển tự động vào trong nông nghiệp.

·  Tổ chức các nhóm nghiên cứu và thực hành các mô đun điều khiển.

·  Tổ chức nghiên cứu các ứng dụng máy tính PC vào quá trình điều khiển sản xuất.

·  Tổ chức nghiên cứu các ứng dụng của điều khiển PLC vào nông nghiệp và công nghiệp.

·  Tổ chức nghiên cứu các ứng dụng vi điều khiển vào các ứng dụng nhỏ trong sinh hoạt và sản xuất.

·  Nghiên cứu thảo luận các kỹ thuật tân tiến trên thế giới.

·  Nghiên cứu chế tạo Robot, tham gia các cuộc thi Robocon do VTV và Trường ĐH Nông Lâm phát động.

 

4. Một số hình ảnh

 

  
“THIẾT BỊ GIÁM SÁT, LƯU TRỮ DỮ LIỆU QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN BẢO QUẢN NÔNG SẢN THỰC PHẨM"
Đề tài đạt giải ba hội thi sáng tạo kỹ thuật khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ nhất

 

“GIẢI PHÁP ĐO LƯỜNG KIỂM TRA LỰC KÉO TĨNH VÀ ĐỘNG CỦA Ô TÔ MÁY KÉO BẰNG MÁY TÍNH”

   

“NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG BẰNG PLC QUÁ TRÌNH PHỐI TRỘN NGUYÊN LIỆU TRONG CHẾ BIẾN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP”
 

 

GIẢI PHÁP KIỂM TRA BỀN SẮT THÉP BẰNG MÁY TÍNH

 

Số lần xem trang: 2274