1. Giới thiệu chung

Bộ môn Công Thôn được thành lập năm 1994 trên cơ sở sát nhập ba Bộ môn: Bộ môn Máy Nông nghiệp, Sử dụng và Động lực, và chịu trách nhiệm đào tạo chuyên ngành Cơ Khí Nông Lâm.

2. Tổ chức nhân sự

Bộ môn Công thôn hiện có 09 cán bộ viên chức (CBVC), bao gồm: 01 PGS – tiến sĩ, 01 tiến sĩ, 04 thạc sĩ, 01 kỹ sư và 02 kỹ thuật viên; trong đó: 01 giảng viên cao cấp, 01 giảng viên chính và 05 giảng viên.

Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Thanh Nghị

Cán bộ viên chức Bộ môn Công thôn

3. Hoạt động đào tạo

Chương trình đào tạo chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, cụ thể là:

-         Có phẩm chất đạo đức, đủ sức khỏe để tham gia xây dựng bảo vệ tổ quốc

-         Có kiến thức cơ bản của kỹ sư cơ khí

-         Được trang bị kiến thức công nghiệp phục vụ và phát triển nông thôn toàn diện

-         Có trình độ lý luận tổng hợp kỹ thuật-kinh tế chính trị

Sau khi tốt nghiệp những kỹ sư chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm có thể làm cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp thuộc chuyên ngành cơ khí hay làm việc trong các lĩnh vực cơ khí nói chung, các ngành cơ khí phục vụ phát triển nông thôn, các xí nghiệp chế tạo máy, chế biến thức ăn gia súc, chế biến nông lâm sản và các cơ quan xuất nhập khẩu máy.

-        Số sinh viên hiện có: 350 sinh viên, với khả năng đào tạo hàng năm 100 sinh viên

-        Đã đào tạo 55 khóa sinh viên, với hàng ngàn Kỹ sư chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm.

Gặp gỡ - Giao lưu tân sinh viên

Khoa Cơ khí – Công nghệ

Báo cáo tốt nghiệp chuyên ngành

Cơ khí Nông Lâm

Ngoài ra, Bộ môn có những liên kết, hợp tác với nhiều Trường Đại học, Viện nghiên cứu trên thế giới, nghiên cứu, tổ chức hội thảo khoa học chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm; trao đổi giảng viên, sinh viên và chia sẻ thành tựu nghiên cứu.

4. Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo:

Ngoài những máy và thiết bị trong lĩnh vực cơ khí chung, Bộ môn còn có cơ sở vật chất vật chất, máy và thiết bị phục vụ cho sinh viên chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm như:

-        Xưởng bảo dưỡng kỹ thuật được trang bị đầy đủ dụng cụ thiết bị để phục vụ cho đào tạo chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm;

-        Xưởng Máy nông nghiệp gồm nhiều chủng loại máy phục vụ cho cơ giới hoá nhiều loại cây trồng, từ khâu làm đất đến gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch: Cày diệp, cày chảo, cày không lật, bừa, máy gieo lúa Porto, máy gieo bắp SPC6, máy gieo đĩa, máy chăm sóc xới bón, máy thu hoạch lúa, máy thu hoạch bắp…

-        Nhiều chủng loại máy kéo và máy nông nghiệp được trang bị đáp ứng được yêu cầu của đào tạo đúng chuyên ngành như: MTZ, JonhDeer, MF, Kubota…

-        Dụng cụ thí nghiệm đo lường các chỉ tiêu của chuyên ngành Cơ khí Nông Lâm:  Đo độ chặt đất, đo lực cản kéo của máy nông nghiệp, đo áp suất của hệ thống thủy lực, đo áp suất của vòi phun nhiên liệu…

-        Các nội dung thí nghiệm khác dùng chung trong toàn khoa: gia công chế tạo, dung sai đo lường, kỹ thuật điện và điện tử và điều khiển…

Giờ giảng thực hành máy nông nghiệp tại xưởng và trên đồng

 5. Hoạt động nghiên cứu khoa học

5.1/ Máy xới chăm sóc gốc xoài

Là kết quả nghiên cứu của đề tài tại Tỉnh Đồng Tháp do PGS. TS. Nguyễn Huy Bích làm chủ nhiệm, mẫu máy xới đất đầu tiên có bộ phận xới đặt phía trước giúp dễ dàng xới đất quanh gốc cây. Máy có chức năng làm tơi đất dưới gốc cây giúp bộ rễ dễ dàng hấp thụ phân bón, giảm thiểu đất và phân bón bị rửa trôi khi tưới hoặc khi trời mưa. Năng suất máy đạt 0,1 ha/h. Lợi ích máy mang lại là: tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, giảm nhân công lao động cho khâu chăm sóc xới đất quanh gốc cho cây ăn trái.

 

Máy xới chăm sóc gốc xoài

5.2/ Máy chăm sóc mía hai hàng XBM-1,4 x 2

Từ kết quả đề tài nghiên cứu ứng dụng cơ giới hoá trong cánh tác mía, máy chăm sóc mía một hàng và 2 hàng XBM-1,4 x 2, đã được thử nghiệm và chuyển giao để ứng dụng trong sản xuất. Máy kết hợp 2 chức năng vừa xới đất vừa bón phân trong các lần chăm sóc, với khoảng cách chăm sóc điều chỉnh được theo khoảng cách hàng mía được trồng. 

Máy chăm sóc mía 2 hàng

Máy chăm sóc mía một hàng

 5.2/ Nghiên cứu cơ giới hoá canh tác lúa

Với mục tiêu triển khai mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch cho cây lúa, Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng CGH canh tác cây lúa” đã được thực hiện tại Tỉnh Đồng Nai. Với những lợi ích mang lại, kết quả ứng dụng của đề tài đã thuyết phục nông dân dồn điền, các lô đất có diện tích nhỏ được gom thành lô đất lớn (rộng hơn 1ha được) nhờ ứng dụng máy san phẳng điều khiển bằng laser, các khâu gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cũng được thực hiện 100% bằng máy.

Máy phun thuốc tự hành, bề rộng 15 m

Máy san phẳng điều khiển bằng laser

 5.3/ Liên hợp máy phát và gom gốc rạ

Liên hợp máy phát và gom gốc rạ là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ, đã được thiết kế và chế tạo tại Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM và được thử nghiệm tại Long An và Tiền Giang (2016-2018). Máy được thiết kế liên kết với máy kéo có công suất 35 – 50 HP, với năng suất làm việc 4 ha/ngày. Việc phát và thu gom gốc rạ đã góp phần tăng lượng rơm được thu gom, bên cạnh đó giảm lượng khí phát thải nhà kính do giảm lượng rơm đốt trên đồng.

 

Máy phát gốc và gom gốc rạ

Hàng gốc rạ sau khi phát

 5.4/ Hệ thống khí hoá trấu

Hệ thống hóa khí trấu quy mô nông hộ được thiết kế, chế tạo và thực nghiệm tại Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Hệ thống hóa khí trấu nhằm sản xuất đồng thời 2 sản phẩm là khí tổng hợp (syngas) và than sinh học (biochar). Khí tổng hợp có nhiệt trị khoảng 4,5 MJ/m3 được sử dụng trực tiếp hoặc lưu trữ cho nhu cầu đun nấu hoặc sấy nông sản và than sinh học được sử dụng trong nông nghiệp nhằm mục đích cải tạo đất.

 

 

 

 

Mô hình thiết kế hệ thống hóa khí trấu

Hệ thống hóa khí trấu thử nghiệm

 5.5/ Máy hút lá khô và cắt cỏ công viên

Là kết quả nghiên cứu của đề tài sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM, với chủ nhiệm đề tài là sinh viên lớp DH17CK (Hoàng Trung Nguyên), máy kết hợp hai chức năng hút lá khô và cắt cỏ công viên. Máy có năng suất làm việc 610 m2/giờ, với độ cắt sót 2,2% và độ sót hút lá 0,6%. Máy được hoàn thành chế tạo năm 2021 và đang được tiếp tục thử nghiệm ở công viên thuộc khu công nghiệp tại Củ Chi, Tp.HCM.

Mô hình máy thiết kế

Máy thử nghiệm làm việc tại công viên

 5.6/ Máy chăm sóc đậu phộng cuốc quay (rotary hoe)

Trong phạm vi đề tài tốt nghiệp chuyên ngành Cơ Khí Nông Lâm (năm 2021), sau khi chế tạo, máy đã được khảo nghiệm khi chăm sóc đậu phộng tại Công ty Đạt Butter, Củ Chi, Tp.HCM. Qua đó, sinh viên đã có điều kiện trực tiếp vận hành và khảo nghiệm máy với các thông số chính như: năng suất làm việc 1,14 ha/giờ; độ sâu chăm sóc 4 ÷ 5 cm, với độ tổn thương < 1%. Việc ứng dụng máy cuốc quay chăm sóc đậu phộng sẽ giúp phá váng mặt đồng tạo điều kiện cho cây phát triển.

Mô hình thiết kế

Máy cuốc quay chăm sóc đậu phộng

5.7/ Máy và thiết bị nông nghiệp khác

Ngoài ra, Bộ môn cũng đã góp phần phát triển ứng dụng cơ giới hoá nông nghiệp với những máy và thiết bị khác phục vụ cơ giới hoá sản xuất cây trồng như:

-        Máy cày không lật đất CANN-4 (bề rộng làm việc 2,2 m, độ sâu cày 30 cm, liên hợp với máy kéo 50 Hp).

-        Máy phun thuốc nước dập dịch cào cào và bảo vệ cây trồng (độ cao phun thuốc cực đại 12 m, độ phun xa cực đại 50 m, liên hợp với máy kéo 50 Hp)

-        Máy đập bắp không cần lột vỏ (năng suất 3 tấn/giờ, độ nát và độ sót đảm bảo theo quy định, công suất động cơ 18 Hp).

-        Máy cày chảo phá lâm CS-4-30 (làm đất cho mía, bề rộng làm việc 1,4 m, độ cày sâu 30 cm, liên hợp với máy kéo có công suất kéo 60-70 Hp)

-        Máy tung phân bã bùn

Máy bón phân cho thanh long

 

Số lần xem trang: 2261