1. GIỚI THIỆU 

Từ khi thành lập (1976) đến nay, Bộ môn Kỹ thuật cơ sở là một trong những bộ môn nòng cốt của Khoa Cơ khí – Công nghệ. Bộ môn đảm trách việc giảng dạy các môn học cơ sở cho sinh viên hệ đại học và cao đẳng chính qui, hệ liên thông, tại chức của Khoa Cơ khí – Công nghệ, cho tất cả các ngành (Công nghệ nhiệt lạnh, Điều khiển tự động, Cơ điện tử và Công nghệ kỹ thuật ô tô, Cơ khí nông nghiệp, Cơ khí chế biến và bảo quản nông sản thực phẩm). Bộ môn cũng đảm nhận giảng dạy các môn Kỹ thuật cơ sở cho một số ngành khác thuộc các khoa: Khoa Lâm nghiệp, Khoa Thủy sản, Khoa Công nghệ môi trường,… Bên cạnh đó, Bộ môn cũng đã tham gia công tác đào tạo ở bậc Sau đại học ngành Kỹ thuật cơ khí.
 
2. NHÂN SỰ 
Bộ môn gồm 08 thầy cô giáo (số liệu tháng 12/2021); được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau như Úc, Hàn Quốc, Việt Nam.

STT

Họ tên

Trách nhiệm

Liên lạc

1

ThS. Trương Quang Trường

Phụ trách BM

tqtruong@hcmuaf.edu.vn

2

GVC.TS. Vương Thành Tiên

CBGD

tien.vuong@hcmuaf.edu.vn; vttuaf@yahoo.com

3

ThS. Nguyễn Thị Kiều Hạnh

CBGD

nguyenkieuhanh24@yahoo.com

4

ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo

CBGD

phuongthao@hcmuaf.edu.vn; phuongthaongth@gmail.com

5

KS. Nguyễn Văn Kiệp

CBGD

nvkiep@hcmuaf.edu.vn;   nvkiep@gmail.com

6

Trần Văn Đông

CBGD

 

7

ThS. Phan Minh Hiếu

Tổ trưởng       tổ Gia công

phanminhhieu@hcmuaf.edu.vn

8

ThS. Nguyễn Hữu Hòa

CBGD

huuhoa84@gmail.com

 
 3. ĐÀO TẠO 
Bộ môn đảm trách việc giảng dạy các môn học cơ sở của ngành kỹ thuật cũng như hướng dẫn luận văn tốt nghiệp cho nhiều hệ đào tạo khác nhau từ cấp Cao đẳng, Đại học, cho đến Cao học và Nghiên cứu sinh. 
Các môn học Bộ môn đảm trách thuộc lĩnh vực tính toán, thiết kế trong ngành cơ khí (bằng các phương pháp truyền thống cũng như các phương pháp sử dụng máy tính điện tử). Bộ môn cung cấp một chương trình đào tạo cập nhật, theo hướng gọn nhẹ nhưng vẫn bảo đảm tính toàn diện và thực tiễn; trang bị cho người học đủ kiến thức, hiểu biết để học tốt các môn chuyên ngành. Bên cạnh đó, thông qua những dự án nghiên cứu khoa học và đề tài tốt nghiệp, trang bị những kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng cần thiết để trở thành một người có trình độ chuyên môn trong công tác kỹ thuật.
 
Những kết quả đạt được về đào tạo:
-         Đã tham gia đào tạo khoảng 3.300 kỹ sư Cơ khí gồm nhiều chuyên ngành.
-       Đã tham gia đào tạo 52 Thạc sĩ, 04 Tiến sĩ, hiện đang đào tạo 20 học viên cao học và 14 NCS
-       Trong vài năm qua, Bộ môn tổ chức luyện thi cho sinh viên tham gia hội thi Olympic Cơ học toàn quốc và có nhiều sinh viên đạt giải: môn Cơ lý thuyết 02 SV giải ba, 10 SV đạt giải khuyến khích; môn Sức bền vật liệu 01 SV giải ba, 09 SV đạt giải khuyến khích; môn Ứng dụng tin học trong Chi tiết máy; 03 SV đạt giải nhì (2012), 08 SV đạt giải khuyến khích (2011).
-        Ngoài ra, Bộ môn đã và đang chuẩn bị đề cương, tài liệu giáo trình để kết hợp với Trung tâm tin học, tổ chức các lớp đào tạo thường xuyên/ngắn hạn cho các sinh viên và cán bộ kỹ thuật ở các công ty, nhà máy.
1.      Vẽ thiết kế kỹ thuật với AutoCAD
2.      Thiết kế ba chiều AutoCAD 
3.      Thiết kế cơ khí AutoCAD Mechanical 
4.      Thiết kế sản phẩm với Inventor 
5.      Mô phỏng động học với Inventor 
6.      Sử dụng Matlab trong tính toán thiết kế 
 
 4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
Bộ môn đã tham gia nghiên cứu khoa học, các dự án, các đề tài về Kỹ thuật Cơ khí, Cơ khí nông nghiệp, Cơ khí chế biến và bảo quản nông sản thực phẩm. Công bố và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học cho thực tế sản xuất nhiều máy và thiết bị trên toàn quốc thông qua các tạp chí chuyên ngành và các hợp đồng chuyển nhượng. 
Trong thời gian qua (2000 -2012), Bộ môn đã thực hiện nhiều đề tài cấp Tỉnh, cấp Thành phố, cấp Bộ và cấp Trường cũng như những dự án nước ngoài, đã và đang được nghiệm thu và đánh giá tốt, đoạt nhiều giải thưởng cao.
·        Các Dự án - đề tài trong nước: 
 - Cấp Nhà nước: tham gia 01 dự án (2004-2007).
-  Cấp Bộ: chủ trì 09 đề tài-dự án (2000 -2012) và tham gia 04 đề tài (2009 - 2012).
- Cấp Thành phố: tham gia 03 đề tài-dự án (2003-2007).
- Cấp Trường : chủ trì 05 đề tài-dự án (2004 – 2012).
·        Các dự án – đề tài tham gia với nước ngoài
Các giảng viên của Bộ môn cũng đã tham gia (project member) một số dự án của nước ngoài:
- Dự án Rail CRC #157 và Rail CRC #158, “dự đoán; ngăn chặn & điều khiển mòn dạng sóng trên bề mặt đường ray” Dự án là sự hợp tác nghiên cứu giữa Đại học tổng hợp Queensland www.uq.edu.au/mecheng, bộ phận Công nghệ & Kỹ thuật đường ray www.railcrc.net.au (thuộc Trung tâm nghiên cứu tổng hợp, Australia), và đường ray bang Queensland www.qr.com.au (2004 – 2008).
- Dự án ADB RETA Số 6489, “Đưa cuộc cách mạng nông nghiệp bền vững vào sản xuất lúa gạo tại Châu Á bằng cách giảm thiểu các thất thoát có thể ngăn ngừa được, trước và sau thu hoạch”, với sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và do Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) chủ trì (2009-2012).
·        Các bài báo đã đăng
- Bài báo đã đăng trong các tạp chí Khoa học-Kỹ thuật trong nước: số lượng 39 bài.
- Bài báo đã đăng trong các tạp chí Khoa học-Kỹ thuật nước ngoài: số lượng: 08 bài.
 
6. MỘT SỐ MÁY MÓC - THIẾT BỊ CỦA BỘ MÔN 
 
Bộ môn được quản lý hai nhà - xưởng thực tập và một số trang thiết bị khác để phục vụ cho thực hành - thực tập của sinh viên và công việc nghiên cứu khoa học.
-         Phòng thực tập máy CNC gồm các máy tiện CNC, máy phay CNC,...
-         Xưởng gia công cắt gọt, gồm nhiều máy tiện, máy phay, máy bào, và một số máy gia công khác.
-         Xưởng gia công áp lực, gồm nhiều máy hàn hồ quang, máy hàn MIG/MAG, búa máy, và một số máy gia công khác.
-         Máy thí nghiệm sức bền vật liệu và một số mô hình giảng dạy.
 
Một số hình ảnh về máy móc –thiết bị của Bộ môn:
 
                         

Sinh viên thực tập tiện trên Máy tiện RIC-T1224 (Đài Loan)
Sinh viên thực tập tiện trên Máy tiện 16K20 (Liên Xô)
 
 
Máy thử độ bền kéo - nén
 
Kiểm tra thực tập hàn điện tại xưởng Gia công áp lực

 

 

Số lần xem trang: 2231