BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnhphúc

KHOA/ BỘ MÔN : CƠ KHÍ-CÔNG NGHỆ

CHUẨN ĐẦU RA CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ NÔNG LÂM

I.MỤC TIÊU ĐÀO TẠO (POs)

Chương trình đào tạo chuyên ngành Cơ Khí Nông Lâm trình độ đại học nhằm trang bị cho người học:

PO1: Có kiến thức cơ bản của kỹ sư Cơ Khí chung

PO2: Có kiến thức tiếng Anh và công nghệ thông tin vào công việc chuyên môn.

PO3: Được trang bị kiến thức về cấu tạo nguyên lý làm việc của các thiết bị động lực gồm ô tô máy kéo.

PO4: Được trang bị kiến thức về các máy và thiết bị phục vụ cho việc cơ giới hóa một quá trình sản xuất nông nghiệp.

PO5: Được trang bị kiến thức về bảo trì, bảo dưỡng, khắc phục các hư hỏng trong máy kéo, máy nông nghiệp.

II.KẾT QUẢ HỌC TẬP MONG ĐỢI (CHUẨN ĐẦU RA) (ELOs)

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành Cơ khí Nông lâm, sinh viên đạt được:

A. KIẾN THỨC

1. Kiến thức chung (general knowledge)

ELO1: Có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

ELO 2: Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn

ELO 3: Có trình độ tiếng Anh đạt 450 điểm TOEIC (hay tương đương), có trình độ tin học tương đương trình độ B; sử dụng thành thạo các phần mền về Autocad, kỹ thuật lập trình

2. Kiến thức nghề nghiệp (professional knowledge)

ELO 4: Có kiến thức của toàn bộ quá trình, máy và thiết bị để sản xuất các chi tiết máy, máy cho các ngành sản xuất công – nông nghiệp.

ELO 5: Có kiến thức về cấu tạo nguyên lý làm việc của các thiết bị ô tô máy kéo, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các máy canh tác phục vụ cho việc cơ giới hóa một quá trình sản xuất

ELO 6: Có kiến thức về bảo trì, bảo dưỡng, khắc phục các nguyên nhân hư hỏng trong máy kéo, máy nông nghiệp.

B. KỸ NĂNG

1. Kỹ năng chung (general skills)

ELO 7: Có năng lực trình bày, diễn thuyết vấn đề chuyên môn một cách thuyết phục khoa học.

ELO 8: Có năng lực làm việc phối hợp, định hướng cũng như phát huy điểm mạnh của cá nhân trong nhóm.

ELO 9: Có khả năng tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao các kiến thức, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực cơ khí nông nghiệp và kiến thức liên ngành.

2. Kỹ năng nghề nghiệp (professional skills)

ELO 10: Thiết kế, chế tạo, lắp ráp máy và thiết bị, dây chuyền sản xuất và các trang thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí trong các ngành sản xuất công – nông nghiệp phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp.

ELO 11: Vận hành; khai thác, bảo trì các trang thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí trong các ngành sản xuất công – nông nghiệp phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp.

ELO 12: Xây dựng kế họach, lập dự án phát triển sản xuất; tham gia tổ chức, điều hành và chỉ đạo sản xuất thuộc các ngành chế tạo cơ khí, cơ giới hóa sản xuất cây trồng.

C. THÁI ĐỘ

1. Ý thức (awareness)

ELO 13: Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo; biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành cơ khí chế tạo và ngành cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp

ELO 14: Có tinh thần học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

2. Hành vi (attitudes)

ELO 15: Có tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác, nhiệm vụ được giao

ELO 16: Có bản lĩnh, tự tin, khẳng định năng lực đào tạo của bản thân

III. SỰ TƯƠNG QUAN NHẤT QUÁN GIỮA MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP MONG ĐỢI (CĐR) CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ NÔNG LÂM

Ví dụ:

POs

ELOs

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

PO1

P

P

 

P

 

 

 

 

 

 

 

 

P

P

P

P

PO2

 

 

P

 

 

 

P

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PO3

 

 

 

 

P

 

 

 

P

 

 

 

 

 

 

 

PO4

 

 

 

 

P

 

 

 

P

P

 

P

 

 

 

 

PO5

 

 

 

 

 

P

 

 

P

 

P

 

 

 

 

 

 

IV. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Chương trình đào tạo chuyên ngành Cơ Khí Nông Lâm trang bị cho sinh viên tốt nghiệp năng lực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại:

- Các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề.

- Các xí nghiệp cơ khí chế tạo máy, các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, giao thông công chánh.

- Các xí nghiệp chế biến nông lâm sản, các cơ quan xuất nhập khẩu máy kéo, máy nông nghiệp.

 

                                                                                                TRƯỞNG KHOA/BỘ MÔN

       DUYỆT

 

GHI CHÚ:

1.      Số lượng mục tiêu đào tạo (POs) và số lượng kết quả học tập mong đợi (chuẩn đầu ra) (ELOs) tùy thuộc vào từng ngành đào tạo (Số lượng ELOs thường dao động từ 11-15).

2.      Kết quả học tập mong đợi (ELOs) phải bắt đầu bằng động từ mô tả mức độ theo thang đánh giá phân loại của Bloom.

Số lần xem trang: 2190