TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ                                                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ÔTÔ                                                                   ˜{™
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ LẮP RÁP Ô TÔ
 
 
1.                  Thông tin về giảng viên:
Họ và tên:       Trần Mạnh Quí
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính – Thạc sĩ.
Thời gian, địa điểm làm việc: Bộ môn Công nghệ ôtô, Khoa Cơ khí Công nghệ.
Địa chỉ liên hệ: Khoa Cơ khí Công nghệ - Trường ĐH Nông Lâm TpHCM – Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp.HCM.
Các hướng nghiên cứu chính: Động cơ đốt trong dùng nhiên liệu sinh học.
 
2.                  Thông tin chung về môn học:
§        Tên môn học:                         Công nghệ lắp ráp ô tô.
§        Mã môn học:              207706
§        Số tính chỉ:                 2 (30 tiết).
§        Môn học:                                Tự chọn.
§        Các môn học trước: Vật liệu và công nghệ kim loại, Cấu tạo động cơ đốt trong, Cấu tạo truyền động ô tô, Thực tập gia công.
§        Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết:                     28 tiết.
+ Bài tập môn học:                2 tiết
+ Tự học:                                60 tiết.
§        Địa chỉ bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn công nghệ Ôtô.
 
3.                  Mục tiêu của môn học:
Công nghệ lắp ráp là môn học tự chọn nhằm cung cấpcho sinh viên kiến thức cơ bản về qui trình chế tạo các chi tiết chính của động cơ ô tô. Tính toán thiết kế đồ gá phục vụ cho qui trình chế tạo. Các qui trình và dây chuyền thiết bị lắp ráp cụm chi tiết, hệ thống tổng thành ô tô. Qua môn học này giúp sinh viên nắm bắt được qui trình lắp ráp ô tô dạng công nghiệp, làm cơ sở cho kỹ năng thực hành thực tập tại các xí nghiệp lắp ráp ô tô và xí nghiệp chế tạo phụ tùng động cơ và ô tô.
 
4.                  Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học sẽ giới thiệu các nội dung sau: mô hình lắp ráp ô tô của các công ty, xí nghiệp có tại Việt Nam, thiết kế sơ bộ mô hình lắp ráp ô tô và trang thiết bị, máy móc cho qui trình. Phương pháp thiết kế và qui trình công nghệ hàn thùng xe, qui trình sơn thùng xe. Tính toán thiết kế đồ gá trong qui trình lắp ráp thùng xe, khung xe. Công nghệ lắp ráp dạng IKD, các dạng nhóm chi tiết IKD trong sản xuất ô tô. Nghiên cứu về vật liệu chế tạo phụ tùng ôtô, công nghệ chế tạo một số chi tiết chính trong động cơ như xi lanh, pít tông, trục khuỷu, trục cam...
 
5.                  Nội dung chi tiết môn học:
Chương 1:     Mô hình lắp ráp ôtô ở Việt Nam.
1.1             Quá trình hình thành và phát triển nền công nghiệp ôtô trên thế giới và ở Việt Nam.
1.2             Các hình thức lắp ráp và chính sách thuế đối với ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam.
1.3             Sơ đồ khối qui trình công nghệ lắp ráp ôtô.
1.4             Thiết kế sơ bộ mô hình lắp ráp ôtô.
1.5             Máy móc và trang thiết bị cho qui trình lắp ráp ôtô.
 
Chương 2:     Phương pháp thiết kế qui trình công nghệ lắp ráp ôtô
2.1 Phương pháp luận xác định công nghệ lắp ráp ôtô tại Việt Nam hiện nay.
2.2 Thiết kế qui trình công nghệ tổng quát.
2.3 Thiết kế các nguyên công công cho dây chuyền sản xuất.
 
Chương 3:     Phương pháp thiết kế qui trình công nghệ hàn thùng xe.
3.1 Phân loại thùng xe.
3.2 Phân loại các phương pháp hàn.
3.3 Phân tích qui trình công nghệ lắp ráp thùng xe.
3.4 Phương pháp thiết kế đồ gá trong qui trình công nghệ lắp ráp thùng xe.
3.5 Qui trình công nghệ hàn lắp thùng xe.
3.6 Phương pháp tính toán, thiết kế, bố trí các trang thiết bị phân xưởng hàn thùng xe.
 
Chương 4:     Phương pháp thiết kế qui trình công nghệ sơn.
4.1 Khái niệm cơ bản về công nghệ sơn.
4.2 Qui trình sơn trong nền công nghiệp ôtô.
4.3 Các phương pháp cơ bản gia công sơn.
4.5 Qui trình công nghệ sơn ôtô.
4.6 Dây chuyền sơn chính.
4.7 Thiết kế kỹ thuật bể nhúng ED.
 
Chương 5:     Công nghệ lắp ráp IKD.
5.1 Giới thiệu.
5.2 Các nhóm chi tiết IKD trong sản xuất ôtô.
5.3 Vật liệu chế tạo phụ tùng ôtô.
5.4 Dung sai lắp ghép trong ôtô.
5.5 Công nghệ chế tạo pít tông.
5.6 Công nghệ chế tạo chốt pít tông.
5.7 Công nghệ chế tạo séc măng.
5.8 Công nghệ chế tạo thanh truyền.
5.9 Công nghệ chế tạo trục khuỷu.
5.10 Công nghệ chế tạo trục cam.
5.11 Công nghệ chế tạo xi lanh.
 
6.                  Học liệu.
6.1             Học liệu bắt buộc:     Bài giảng Công nghệ lắp ráp ôtô.
6.2             Học liệu tham khảo
6.2.1       Hồ Tấn Chuẩn – Nguyễn Đức Phú – Trần Văn Tế - Nguyễn Tất Tiến. Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong. Nhà xuất bản Giáo dục – 1996.
6.2.2       Phạm Minh Tuấn – Động cơ đốt trong. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật – 1999.
6.2.3       Nguyễn Trọng Hùng – Ninh Đức Tốn – Kỹ thuật đo– Nhà xuất bản Giáo dục – 2005.
6.2.4       Nguyễn Văn Lộc – Công nghệ mạ điện. Nhà xuất bản Giáo dục – 2005.
6.2.5       Ninh Đức Tốn – Sổ tay dung sai lắp ghép. NXB Giáo dục – 2005.
 
7.                  Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung

Nội dung
Lý thuyết (tiết)
Bài tập (tiết)
Chương 1
6
 
Chương 2
4
 
Chương 3
6
1
Chương 4
6
 
Chương 5
6
1
Tổng cộng
28
2

 
8.                  Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên.
Sinh viên phải đến lớp dự giờ đầy đủ theo qui định. Các bài tập kiểm tra giữa môn học sẽ cho đột xuất không báo trước để đánh giá sự hiện diện và khả năng tiếp thu của sinh viên.
 
9.                  Phương pháp, hình thức kiểm tra – Đánh giá kết quả học tập môn học.
9.1             Sẽ có bài tập kiểm tra đánh giá giữa các môn học chiếm 20% tổng điểm của cả môn học.
9.2             Kiểm tra đánh giá cuối học kỳ chiếm 80% tổng điểm của môn học.
 
10.             Thang điểm 10.
 
Giảng viên                 Duyệt chủ nhiệm bộ môn                             Thủ trưởng đơn vị đào tạo

Số lần xem trang: 2752