ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TP. HỒ CHÍ MINH
______
 
 
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 3 năm 2011
 
ĐIỀU LỆ
Hội thi olympic các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
“Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần VI năm 2011
(Ban hành kèm theo Kế hoạch Số: 02/KHLT-ĐTN-ĐHQG-ĐUKĐHCĐTCCN của
Ban Thường vụ Thành Đoàn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và
Đảng ủy Khối các trường ĐH-CĐ-TCCN)
 
A. PHẦN THI CÁ NHÂN:
I. THỂ LỆ:
1. Đối tượng dự thi:
Chia làm 2 bảng:
- Bảng A: Tất cả sinh viên, học sinh đang theo học tại các trường Đại học - Cao đẳng - Trung cấp chuyên nghiệp thuộc các cơ sở đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh.
- Bảng B: Thí sinh tự do là bạn đọc của Báo Tuổi trẻ online.
 
2. Vòng loại: 4 tuần, 1 tuần/đợt thi, bắt đầu từ ngày 02/4 - 23/4/2011.
2.1. Số lượng câu hỏi: mỗi đợt/tuần sẽ có 1 đề thi, mỗi đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm.
2.2. Nội dung câu hỏi: liên quan đến việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các nội dung cơ bản của các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, việc vận dụng kiến thức các môn học trên vào thực tế, những kiến thức hiểu biết xã hội; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI và Đại hội Đảng bộ Thành phố lần IX; những vấn đề liên quan đến lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam và của TP. Hồ Chí Minh.
2.3. Hình thức dự thi:
- Đối với Bảng A:
Thí sinh thi trực tuyến: Ban Tổ chức sẽ thiết kế 1 phần mềm để thí sinh có thể thi trực tuyến (thông báo đường dẫn sau). Thí sinh sẽ đăng nhập, tạo tài khoản của cá nhân từ 14g00 ngày Thứ 2 đến 19g00 ngày thứ 7 hàng tuần. Tài khoản sẽ được xác nhận qua email. Định kỳ từ 16g00 đến 19g00 Thứ 7 hàng tuần, Ban Tổ chức sẽ mở đề và tài khoản để các cá nhân (đã có xác nhận tài khoản) làm bài trắc nghiệm trực tiếp trên mạng. Thời gian làm bài tối đa là 30 phút. Điểm số và thời gian làm bài của thí sinh sẽ được ghi nhận lại để xếp hạng vào cuối vòng loại. Thí sinh có quyền dự thi 4 lần (mỗi tuần 1 lần), Ban Tổ chức sẽ ghi nhận kết quả tuần cao nhất của thí sinh làm kết quả xếp hạng cuối cùng.
 
Ban tổ chức sẽ chọn 50 thí sinh có kết quả cao nhất (số câu đúng và thời gian hoàn thành ngắn nhất) của 4 đợt thi vào chung kết. Trong trường hợp có nhiều thí sinh trùng điểm, Ban Tổ chức sẽ quyết định thí sinh vào vòng chung kết thông qua kết quả trả lời các câu hỏi phụ.
 
- Đối với Bảng B:
Thí sinh thi trực tuyến tương tự bảng A nhưng khác thời gian, cụ thể: Thí sinh sẽ đăng nhập, tạo tài khoản của cá nhân và dự thi từ 00g00 ngày Thứ 4 đến 24g00 ngày thứ 6 hàng tuần.
 
Ban tổ chức sẽ chọn 10 thí sinh có kết quả cao nhất (số câu đúng và thời gian hoàn thành ngắn nhất) của 4 đợt thi vào chung kết. Trong trường hợp có nhiều thí sinh trùng điểm, Ban Tổ chức sẽ quyết định thí sinh vào vòng chung kết thông qua kết quả trả lời các câu hỏi phụ.
 
 
3. Vòng chung kết:
* Đối với Bảng A: 50 thí sinh xuất sắc nhất sẽ tham gia thi đấu vòng chung kết gồm hai phần thi:
3.1. Chinh phục:
50 thí sinh thi đấu cùng một lúc, trải qua các vòng thi nhỏ tại các địa điểm gắn với nội dung chủ đề của cuộc thi:
 
3.1.1. Tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh TP. Hồ Chí Minh:
- Nội dung thi: Những hiểu biết về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, truyền thống tuổi trẻ, học sinh, sinh viên Việt Nam; các kiến thức cơ bản về khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; các hiểu biết về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động của các nhà tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa Mác – Lênin; các nhà triết học tiêu biểu của các thời kỳ; các nhà cách mạng, các lãnh tụ, danh nhân trong và ngoài nước.
- Hình thức thi: 50 thí sinh sẽ tham gia trả lời 20 câu hỏi. Đặc điểm các câu hỏi: 10 câu hỏi đầu tiên, mỗi câu trả lời đúng được cộng 2 điểm, sai không trừ điểm; 5 câu hỏi tiếp theo: mỗi câu trả lời đúng được cộng 2 điểm, sai trừ 1 điểm; 5 câu hỏi cuối: mỗi câu trả lời đúng được cộng 2 điểm, sai trừ 2 điểm.
Sau vòng thi tại địa điểm này, sẽ có 15 thí sinh thấp điểm nhất dừng cuộc thi. Còn lại 35 thí sinh.
 
3.1.2. Tại Hội trường Thống nhất:
- Nội dung thi: nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần IX, văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần IX, Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh lần thứ VIII, thành tựu chính trị - kinh tế - xã hội của Việt Nam và thế giới trong 25 năm đổi mới (1986 - 2011), thành tựu về chính trị - kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong 36 năm qua (1975 - 2011), các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế.
- Hình thức thi: 35 thí sinh sẽ được chia làm 7 đội, mỗi đội 5 thành viên ngẫu nhiên, đảm bảo tổng số điểm tích lũy của các thành viên trong đội là tương đối bằng nhau. Các đội sẽ tham gia thử thách tại 5/7 trạm theo thứ tự do Ban Tổ chức quy định. Tại mỗi trạm có 7 câu hỏi thử thách (dưới nhiều dạng: trắc nghiệm, ô chữ, hình ảnh...) và 1 chủ đề mà các đội phải hoàn thành. Các đội phải hoàn thành tất cả 5 trạm thi đấu. Thứ tự các đội (tính theo thời gian) tương ứng với các số điểm: 120, 110, 100, 90, 80, 70, 60. Số điểm này sẽ được chia đều để mỗi cá nhân cộng vào điểm tích lũy chung.
Sau vòng thi tại địa điểm này, sẽ có 15 thí sinh thấp điểm nhất dừng cuộc thi. Còn lại 20 thí sinh.
 
3.1.3. Tại Bến Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh:
- Nội dung thi: các kiến thức liên quan đến lịch sử văn hóa dân tộc, con người Việt Nam, các tư tưởng, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc; những sự kiện liên quan đến quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.
- Hình thức thi: 20 thí sinh sẽ xếp thành vòng tròn, cùng trả lời 20 câu hỏi. Có 10 nấc tiến vào tâm vòng tròn. Thí sinh trả lời đúng câu hỏi được tiến lên 1 nấc, sai lùi về 1 nấc. 8 thí sinh nào tiến về tâm vòng tròn trước tiên sẽ vào vòng trong. Trong trường hợp có nhiều thí sinh trùng vị trí thứ 8, sẽ quyết định bằng câu hỏi phụ.
 
3.2. Khẳng định: 8 thí sinh trả lời luân phiên những câu hỏi trắc nghiệm do Ban Tổ chức đặt ra cho mình. Mỗi thí sinh được sử dụng 1 lần quyền trợ giúp (hỏi khán giả hoặc 50/50). Mỗi thí sinh trả lời sai đến câu thứ 2 sẽ dừng phần thi. Cuối cùng chọn lại 3 thí sinh xuất sắc nhất. Mỗi thí sinh sẽ chọn 1 tình huống, các thí sinh sẽ vận dụng kiến thức các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết tình huống. Các thí sinh còn lại sẽ phản biện, tranh luận. Điểm cho phần hùng biện tối đa là 30 điểm, điểm cho phần tranh luận tối đa là 10 điểm. Ban Giám khảo sẽ cho điểm để chọn các giải nhất, nhì, ba. 5 thí sinh đạt giải khuyến khích.
 
* Đối với Bảng B: 10 thí sinh sẽ tiến hành thi đấu loại trực tiếp, liên tục (tương tự phần thi Khẳng định của Bảng A) trên mạng và chọn ra Giải nhất, Giải Nhì, Giải Ba và các giải khuyến khích.
 
II. GIẢI THƯỞNG:
- Bảng A: Ban Tổ chức trao giải thưởng và giấy khen cho 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba, 05 giải khuyến khích, giải thưởng cho các đơn vị có nhiều sinh viên tham dự (chỉ xét những đơn vị có trên 1.000 người dự thi), giải thưởng cho thí sinh xuất sắc nhất từng đợt.
- Bảng B: Ban Tổ chức trao 01 Giải nhất, 01 Giải Nhì, 01Giải Ba và 07 giải khuyến khích.
 
B. PHẦN THI THEO ĐỘI (Do Đoàn trường tổ chức và thông báo)
 
 
 
 
 
 
 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Sử dụng trong Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần VI năm 2011)
 
1.      Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin (dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009
2.      Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Triết học Mác- Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
3.      Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
4.      Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
5.      Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Dùng cho các khối ngành không chuyên Kinh tế- Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.
6.      Bộ Giáo dục và đào tạo: Giáo trình Chính trị (Dùng trong các trường trung cấp chuyên nghiệp hệ tuyển sinh tốt nghiệp trung học phổ thông), Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006.
7.      Nguyễn Quang Ngọc: Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001.
8.      Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.
9.   Các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, khóa X.
10.Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần IX, các nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố trong nhiệm kỳ IX.
11.Đảng Cộng sản Việt Nam: Website Đảng cộng sản Việt Nam http://www.cpv.org.vn
12. Website Thành phố Hồ Chí Minh http://www.hochiminhcity.gov.vn/
13.Website Thành Đoàn Tp. Hồ Chí Minh http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn
14.Các Mác- Ăng ghen: Bàn về Thanh niên,   Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2004
15.Lênin: Bàn về Thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2004
16.Hồ Chí Minh: Bàn về Thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2005.
17.CD rom Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2000.
18.Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2002.
19.Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
20.Các phim tài liệu: Bác Hồ với thanh niên, Di huấn thiêng liêng, Bác Hồ sống mãi…
21.Luật giáo dục
22.Luật Giao thông

Số lần xem trang: 2144

Liên kết doanh nghiệp