+ Nội dung cá nhân: các bạn tự đăng ký tài khoản với BTC, và thi trực tiếp trên mạng qua 4 lần (mỗi tuần 1 lần).

+ Nội dung tập thể: Do Đoàn trường tổ chức.

 

THÀNH ĐOÀN – ĐHQG – ĐUK CÁC TRƯỜNG ĐH-CĐ-TCCN
                                        THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
                                                   ***              TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 3 năm 2011
                   Số: 02/KHLT-ĐTN-ĐHQG-ĐUKĐHCĐTCCN
 
KẾ HOẠCH
Tổ chức Hội thi Olympic
các môn khoa học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
“Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần VI – Năm 2011
_____
 
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
            1. Mục đích:
            -Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sinh viên, học sinh các trường đại học - cao đẳng - trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố; cùng nhà trường nâng cao chất lượng học tập các môn khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, sinh viên, học sinh.
            -Tạo điều kiện để sinh viên, học sinh thành phố nghiên cứu, vận dụng Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh vào học tập và rèn luyện bản thân; bên cạnh đó, tăng cường, nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu và đưa nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX vào cuộc sống.
            - Là hoạt động thiết thực kỷ niệm 164 năm Tuyên ngôn Đảng cộng sản, chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và tuổi trẻ: 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2011), Năm Thanh niên 2011 và 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2011), 36 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2011), 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2011), 100 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 – 05/6/2011).
 
            2. Yêu cầu:
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học và thực tiễn, phù hợp với đối tượng dự thi trong việc tìm hiểu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
- Công tác triển khai, thông tin tuyên truyền kịp thời, hiệu quả.
 
II. TÊN GỌI - HÌNH THỨC- ĐỐI TƯỢNG - THỜI GIAN TỔ CHỨC:
1. Tên gọi: “Tầm nhìn xuyên thế kỷ” lần VI năm 2011.
 
2. Hình thức: gồm 2 phần thi: thi cá nhân và thi theo đội.
 
3. Đối tượng dự thi - Số lượng tham gia:
3.1. Đối với phần thi cá nhân:
Chia làm 2 bảng:
- Bảng A: Tất cả sinh viên, học sinh đang theo học tại các trường Đại học - Cao đẳng - Trung cấp chuyên nghiệp thuộc các cơ sở đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh.
- Bảng B: Thí sinh tự do là bạn đọc của Báo Tuổi trẻ online.
3.2. Đối với phần thi theo đội:
- Mỗi trường có tối đa 02 (hai) đội tuyển tham dự.
- Mỗi đội tuyển gồm 6 thành viên, trong đó có 5 thành viên chính thức và 1 dự bị.
- Phần thi theo đội đăng ký theo đơn vị.
 
4. Thời gian tổ chức hội thi:
4.1. Phần thi cá nhân: từ 02/4/2011 (thứ bảy) đến 11/5/2011 (chủ nhật), cụ thể:
-Vòng loại                                         : 02/4/2011 - 23/4/2011
- Vòng chung kết xếp hạng                : 11/5/2011 (thứ tư)
4.2. Phần thi theo đội:
-Khai mạc và sơ tuyển                      : 17/4/2011 (chủ nhật)
- Vòng bán kết                                    : 23/4 - 06/5/2011
- Vòng chung kết                               : 11/5 - 13/5/2011
- Chung kết xếp hạng và trao giải cho cả hai phần thi: 19/5/2011 (thứ năm)
 
III. NỘI DUNG THI:
   Các nội dung mang tính phổ thông, phù hợp với sinh viên, học sinh không chuyên ngành, tập trung các nội dung sau:
            1. Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”: những đức tính tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những vấn đề liên quan đến việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tuổi trẻ; 42 năm học tập, vận dụng và thực hiện Di chúc của Bác Hồ.
2. Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh: các kiến thức cơ bản về các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là các tư tưởng về thanh niên, thế hệ trẻ; các hiểu biết về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động của các nhà tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa Mác – Lênin; các nhà triết học tiêu biểu của các thời kỳ; các nhà cách mạng, các lãnh tụ, danh nhân trong và ngoài nước.
3. Đất nước và thành phố chủ động, khắc phục mọi khó khăn, tự tin hội nhập và phát triển: nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần IX, văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần IX, Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh lần thứ VIII, thành tựu chính trị - kinh tế - xã hội của Việt Nam và thế giới trong 25 năm đổi mới (1986 - 2011), thành tựu về chính trị - kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong 36 năm qua (1975 - 2011), các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế.
4. Lịch sử, văn hóa dân tộc, truyền thống học sinh sinh viên: Những hiểu biết về lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, truyền thống tuổi trẻ, học sinh, sinh viên Việt Nam, kiến thức văn hóa Việt Nam, kiến thức xã hội.
5. Hiểu biết về pháp luật cơ bản: những hiểu biết cơ bản về pháp luật có liên quan trực tiếp đến học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên: Hiến pháp, Luật giáo dục, Luật giao thông, Bộ luật lao động
6. Vận dụng kiến thức các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Các nội dung trên được giới hạn trong danh mục tài liệu tham khảo phát hành theo kế hoạch và Điều lệ hội thi. Những nội dung mang tính phổ thông có thể không có trong danh mục tài liệu tham khảo.
 
IV. HÌNH THỨC THI: (đính kèm thể lệ Hội thi)
1. Phần thi cá nhân:
1.1. Vòng loại: 4 tuần, 1 tuần/đợt thi, bắt đầu từ ngày 02/4 - 23/4/2011.
1.1.1. Số lượng câu hỏi: mỗi đợt/tuần sẽ có 1 đề thi, mỗi đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm.
1.1.2. Nội dung câu hỏi: liên quan đến việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, các nội dung cơ bản của các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, việc vận dụng kiến thức các môn học trên vào thực tế, những kiến thức hiểu biết xã hội; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI và Đại hội Đảng bộ Thành phố lần IX; những vấn đề liên quan đến lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam và của Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.3. Hình thức dự thi:
- Đối với Bảng A:
Thí sinh thi trực tuyến: Ban Tổ chức sẽ thiết kế 1 phần mềm để thí sinh có thể thi trực tuyến (thông báo đường dẫn sau). Thí sinh sẽ đăng nhập, tạo tài khoản của cá nhân từ 14g00 ngày Thứ 2 đến 19g00 ngày Thứ 7 hàng tuần. Tài khoản sẽ được xác nhận qua email. Định kỳ từ 16g00 đến 19g00 Thứ 7 hàng tuần, Ban Tổ chức sẽ mở đề và tài khoản để các cá nhân (đã có xác nhận tài khoản) làm bài trắc nghiệm trực tiếp trên mạng. Thời gian làm bài tối đa là 30 phút. Điểm số và thời gian làm bài của thí sinh sẽ được ghi nhận lại để xếp hạng vào cuối vòng loại. Thí sinh có quyền dự thi 4 lần (mỗi tuần 1 lần), Ban Tổ chức sẽ ghi nhận kết quả tuần cao nhất của thí sinh làm kết quả xếp hạng cuối cùng.
 
Ban tổ chức sẽ chọn 50 thí sinh có kết quả cao nhất (số câu đúng và thời gian hoàn thành ngắn nhất) của 4 đợt thi vào chung kết. Trong trường hợp có nhiều thí sinh trùng điểm, Ban Tổ chức sẽ quyết định thí sinh vào vòng chung kết thông qua kết quả trả lời các câu hỏi phụ.
 
- Đối với Bảng B:
Thí sinh thi trực tuyến tương tự bảng A nhưng khác thời gian, cụ thể: Thí sinh sẽ đăng nhập, tạo tài khoản của cá nhân và dự thi từ 00g00 ngày thứ 4 đến 24g00 ngày thứ 6 hàng tuần.
 
Ban tổ chức sẽ chọn 10 thí sinh có kết quả cao nhất (số câu đúng và thời gian hoàn thành ngắn nhất) của 4 đợt thi vào chung kết. Trong trường hợp có nhiều thí sinh trùng điểm, Ban Tổ chức sẽ quyết định thí sinh vào vòng chung kết thông qua kết quả trả lời các câu hỏi phụ.
 
1.2. Vòng chung kết:
1.2.1. Đối với Bảng A: 50 thí sinh xuất sắc nhất sẽ tham gia thi đấu vòng chung kết gồm hai phần thi:
a. Chinh phục: 50 thí sinh thi đấu cùng một lúc, trải qua các vòng thi nhỏ tại các địa điểm gắn với nội dung chủ đề của cuộc thi:
- Tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh TP. Hồ Chí Minh: 50 thí sinh sẽ tham gia trả lời 20 câu hỏi. Sau vòng thi tại địa điểm này, sẽ có 15 thí sinh thấp điểm nhất dừng cuộc thi. Còn lại 35 thí sinh.
- Tại Hội trường Thống nhất: 35 thí sinh sẽ tham gia vượt qua các thử thách của Ban Tổ chức. Sau vòng thi tại địa điểm này, sẽ có 15 thí sinh thấp điểm nhất dừng cuộc thi. Còn lại 20 thí sinh.
- Tại Bến Nhà Rồng và Bảo tàng Hồ Chí Minh: 20 thí sinh sẽ tham gia trả lời 20 câu hỏi. Sau vòng thi tại địa điểm này, 8 thí sinh xuất sắc nhất hoàn thành sớm phần thi sẽ vào vòng trong.
 
b. Khẳng định: 8 thí sinh trả lời luân phiên những câu hỏi trắc nghiệm do Ban Tổ chức đặt ra cho mình. Mỗi thí sinh được sử dụng 1 lần quyền trợ giúp (hỏi khán giả hoặc 50/50). Mỗi thí sinh trả lời sai đến câu thứ 2 sẽ dừng phần thi. Cuối cùng chọn lại 3 thí sinh xuất sắc nhất. Mỗi thí sinh sẽ chọn 1 tình huống, các thí sinh sẽ vận dụng kiến thức các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết tình huống. Các thí sinh còn lại tiến hành phản biện. Ban Giám khảo sẽ cho điểm quyết định giải Nhất, Nhì, Ba.
 
1.2.2. Đối với Bảng B: 10 thí sinh sẽ tiến hành thi đấu loại trực tiếp, liên tục (tương tự phần thi Khẳng định của Bảng A) trên mạng và chọn ra Giải nhất, Giải Nhì, Giải Ba và các giải khuyến khích.
 
            2. Phần thi theo đội tuyển:
            Thành lập 2 bảng thi đấu:
            - Bảng A:thành viên đội tuyển là sinh viên các trường Đại học - Cao đẳng.
            - Bảng B: thành viên đội tuyển là học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp, hoặc học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp của các trường ĐH - CĐ.
 
Hội thi gồm 2 phần: trắc nghiệm trên máy vi tính và thi đối kháng trực tiếp. Có 4 vòng thi:
 
- Vòng sơ khảo: trắc nghiệm trên máy vi tính, mỗi thành viên chính thức của đội tuyển trả lời 80 câu hỏi chính, 5 câu hỏi phụ. Ban tổ chức sẽ chọn 27 đội tuyển bảng A, 9 đội tuyển bảng B vào vòng bán kết. Trường hợp số lượng đội tuyển đăng ký ít hơn 27 (đối với bảng A) và 9 (đối với bảng B), số lượng đội vào vòng bán kết do Ban tổ chức quyết định.
 
-Vòng bán kết:thi đấu 9 trận, chọn 9 đội xuất sắc nhất vào vòng chung kết. Gồm 4 phần thi:
+ Phần 1: Dấu ấn lịch sử
+ Phần 2: Đi tìm chân lý
+ Phần 3: Nhà thông thái trẻ
+ Phần 4: Vươn ra biển lớn
 
-Vòng chung kết: thi đấu 3 trận, chọn 3 đội xuất sắc vào chung kết xếp hạng. Gồm 5 phần thi:
+ Phần 1: Dấu ấn lịch sử
+ Phần 2: Đi tìm chân lý
+ Phần 3: Nhà thông thái trẻ
+ Phần 4: Tự hào sinh viên – học sinh thành phố Anh hùng.
+ Phần 5: Hành trang ra biển lớn.
 
-    Vòng chung kết xếp hạng: hình thức thi như vòng chung kết. Gồm 4 phần thi:
+ Phần 1: Dấu ấn lịch sử
+ Phần 2: Đi tìm chân lý
+ Phần 4: Tự hào sinh viên – học sinh thành phố Anh hùng.
+ Phần 3: Hành trang ra biển lớn
 
Các đội chuẩn bị thêm phần tự giới thiệu về đơn vị, gắn với chủ đề chung của hội thi.
 
V. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:
1. Phần thi cá nhân: Ban tổ chức trao giải thưởng và giấy khen cho 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba, 05 giải khuyến khích, giải thưởng cho các đơn vị có nhiều sinh viên tham dự (chỉ xét những đơn vị có trên 1.000 người dự thi), giải thưởng cho thí sinh xuất sắc nhất từng tuần.
 
2. Thi theo đội: Ở mỗi bảng thi đấu,Ban tổ chức sẽ trao tặng bằng khen và giải thưởng cho các tập thể đạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích, giải cho đơn vị có lực lượng cổ động viên xuất sắc nhất, giải thưởng cho các đơn vị chuẩn bị và tham gia tốt hội thi, giải cá nhân xuất sắc nhất.
 
VI. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC:
1. Cấp cơ sở:
- Tham mưu cho Đảng ủy - Ban Giám hiệu tổ chức hội thi cấp cơ sở, thành lập các đội tuyển tham dự cuộc thi cấp thành.
- Thông tin rộng rãi, đầy đủ về hội thi, vận động sinh viên, học sinh tích cực tham gia các phần thi, nhất là phần thi cá nhân.
- Tổ chức ôn luyện, chuẩn bị chu đáo cho đội tuyển, chuẩn bị lực lượng sinh viên đến xem và cổ vũ cho đội tuyển đơn vị hoặc các đội tuyển có sinh viên, học sinh đơn vị tham gia thi đấu.
 
2. Cấp thành:
2.1. Thành lập Ban Chỉ đạo:
- Đ/c Bùi Tá Hoàng Vũ – Phó Bí Thư Thành Đoàn – Trưởng ban
Ban Thường vụ Thành Đoàn trân trọng mời các đồng chí sau đây tham gia Ban Chỉ đạo hội thi:
- Đ/c Nguyễn Thị Thanh Kiều – Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy
- Đ/c Huỳnh Thành Đạt – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
- PGS. TS. Nguyễn Xuân Tế – UV BCH Đảng ủy Khối các Trường ĐH–CĐ–TCCN Thành phố, Hiệu trưởng Trường Quản lý Cán bộ giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh
 
2.2. Thành lập Ban Tổ chức Hội thi:
* Trưởng ban:
- Đ/c Nguyễn Thanh Đoàn – UVBTV, Trưởng Ban Thanh niên trường học Thành Đoàn.
 
* Phó ban:
- Đ/c Đoàn Hùng Vũ Hưng – UVBCH, Phó Ban Thanh niên trường học Thành Đoàn
- Đ/c Phạm Kiều Hưng – Phó Ban Thanh niên trường học Thành Đoàn
 
* Các thành viên:
- Đ/c Nguyễn Thị Hương – Phó Ban Tuyên giáo Thành Đoàn
- Đ/c Phạm Đại Anh Tuấn - Cán bộ Ban Thanh niên trường học Thành Đoàn
- Đ/c Nguyễn Minh Đỗi – Cán bộ Ban Thanh niên trường học Thành Đoàn
- Đ/c Phạm Văn Linh - Cán bộ Ban Thanh niên trường học Thành Đoàn
- Đ/c Lê Nguyễn Nam – Cán bộ Ban Thanh niên trường học Thành Đoàn
- Đ/c Nguyễn Thị Mỹ Trang – Cán bộ Ban Tuyên giáo Thành Đoàn
- Đ/c Trần Quốc Minh – Cán bộ Ban MT – ANQP – ĐBDC Thành Đoàn
- Đ/c Lê Thanh Xuân Huy – Cán bộ Ban Tổ chức Thành Đoàn
- Đ/c Mai Lê Anh – Cán bộ Ban Công nhân Lao động Thành Đoàn
- Đ/c Nguyễn Việt Hòa – Cán bộ Văn phòng Thành Đoàn
- Đ/c Bùi Ngọc Từ Minh – Cán bộ Văn phòng Thành Đoàn
 
2.3. Ban Giám khảo:
Ban tổ chức sẽ mời các nhà nghiên cứu, khoa học trong các lĩnh vực liên quan cố vấn về nội dung và tham gia Ban Giám khảo.
 
3. Tiến độ thực hiện:
- Tháng 02/2011 – 03/2011: Hoàn thành kế hoạch, thể lệ hội thi, thông qua Thường trực Thành Đoàn, phối hợp ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Đảng ủy Khối các trường ĐH – CĐ – TCCN TP. Hồ Chí Minh; triển khai cơ sở.
- 07/3 - 13/3/2011: Họp Ban chỉ đạo, Ban giám khảo, Ban cố vấn, xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề thi.
- 28/3 - 24/4/2011: Vòng loại cá nhân.
- 02/04:  Khai mạc vòng thi cá nhân
- 17/4/2011: Khai mạc vòng loại đội tuyển.
- 23/4 - 06/5/2011: Vòng bán kết đội tuyển.
- 11 - 13/5/2011: Vòng chung kết đội tuyển.
- 11/5/2011: Vòng chung kết cá nhân.
- 19/5/2011: Chung kết đội tuyển. Phát giải hội thi.
- 25/5 - 30/5/2011: Rút kinh nghiệm hội thi.
 

 
 
TM. BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ĐOÀN
PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
 
(Đã ký)
 
 
Lê Quốc Phong
 
 
KT. GIÁM ĐỐC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
PHÓ GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC
 
(Đã ký)
 
Huỳnh Thành Đạt
 
 
TM. BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY KHỐI
CÁC TRƯỜNG ĐH – CĐ – TCCN
PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
 
(Đã ký)
 
Phạm Thiên Kha
 
Nơi nhận:
- Trung ương Đoàn: Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo, Ban Thanh niên Trường học, VP;
- Thành ủy: Thường trực, Văn phòng, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận;
- Đảng ủy ĐHQG, Đảng ủy khối các trường ĐH-CĐ-TCCN;
- Đảng ủy, chi ủy các trường ĐH-CĐ-TCCN;
- Thành Đoàn: BTV, Ban TNTH, Ban TTVH, Ban TC, Văn phòng;
- Đoàn các trường ĐH- CĐ- TCNN;
- Đoàn tương đương có Đoàn trường ĐH-CĐ-TCCN;
- Thành viên Ban chỉ đạo;
- Thành viên Ban giám khảo;
- Thành viên Ban tổ chức;
- Báo, đài;
- Lưu: VP (q).

Số lần xem trang: 2142

Liên kết doanh nghiệp