TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ                                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ÔTÔ                                                            ˜{™
 
 
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
 
 
1.                  Thông tin về giảng viên:
Họ và tên:       Trần Mạnh Quí
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên chính – Thạc sĩ.
Thời gian, địa điểm làm việc: Bộ môn Công nghệ ôtô, Khoa Cơ khí Công nghệ.
Địa chỉ liên hệ: Khoa Cơ khí Công nghệ - Trường ĐH Nông Lâm TpHCM – Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp.HCM.
Các hướng nghiên cứu chính: Động cơ đốt trong dùng nhiên liệu sinh học.
 
2.                  Thông tin chung về môn học:
§                    Tên môn học:                         Lý thuyết tính toán động cơ đốt trong
§                    Mã môn học:              207713
§                    Số tính chỉ:                 2 (30 tiết).
§                    Môn học:                                Bắt buộc.
§                    Các môn học trước: Sinh viên đã học xong các môn học cơ sở của ngành, nhiệt kỹ thuật, cấu tạo động cơ đốt trong.
§                    Các môn học kế tiếp: Lý thuyết Ôtô.
§                    Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết:                     25 tiết.
+ Làm bài tập môn học:        5 tiết.
+ Tự học:                                            50 tiết
§                    Địa chỉ bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn công nghệ Ôtô.
 
3.                  Mục tiêu của môn học:
Nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các quá trình trong động cơ đốt trong, phương pháp tính toán nhiệt. Trên cơ sở đó nghiên cứu các đường đặc tính của động cơ thông qua nội dung khảo nghiệm động cơ. Đồng thời trang bị cho sinh viên những phương pháp cơ bản để xác định các qui luật chuyển động, các lực tác dụng lên cơ cấu, tính toán kiểm tra bền các chi tiết động cơ.
 
4.                  Tóm tắt nội dung môn học:
Nội dung môn học bao gồm kiến thức cơ bản các quá trình xảy ra trong động cơ để biến hóa năng nhiên liệu thành nhiệt năng. Phương pháp tính toán nhiệt của động cơ để xác định các điểm chủ yếu trên đồ thị, từ đó xác định được kích thước cơ bản của động cơ một cách lý thuyết. Phương pháp khảo nghiệm động cơ để từ đó xây dựng các đường đặc tính cơ bản của động cơ đốt trong. Sinh viên cũng được giới thiệu về động lực học của cơ cấu biên tay quay, các kiến thức về cân bằng động cơ, chọn vật liệu và tính toán sức bền một số chi tiết chính của động cơ.
 
5.                  Nội dung chi tiết môn học:
Chương 1:     Các quá trình trong động cơ đốt trong.
1.1   Khái niệm chung.
1.2   Quá trình nạp.
1.3   Quá trình nén.
1.4   Quá trình cháy – sinh công.
1.5   Quá trình dãn.
1.6   Quá trình thoát.
1.7   Áp suất chỉ thị trung bình  và .
1.8       Hiệu suất của động cơ, áp suất hiệu dụng trung bình Pe, chi phí nhiên liệu riêng ge.
1.9       Cân bằng nhiệt của động cơ
1.10   Tính toán nhiệt.
 
Chương 2:     Các đường đặc tính của động cơ đốt trong
2.1 Các đường đặc tính cơ bản.
2.2 Đường đặc tính điều chỉnh của động cơ.
2.3 Đường đặc tính tốc độ của động cơ có bộ chế hòa khí.
2.4 Đường đặc tính tốc độ của động cơ Diesel.
2.5 Đường đặc tính tải trọng của động cơ Ôtô.
2.6 Đường đặc tính chạy không.
2.7 Xây dựng đường đặc tính tốc độ.
 
Chương 3:     Khảo nghiệm động cơ đốt trong
3.1 Phân loại khảo nghiệm.
3.2 Nội dung khảo nghiệm.
3.3 Thiết bị và máy để khảo nghiệm.
3.4 Kỹ thuật khảo nghiệm, khảo nghiệm kiểm tra.
 
Chương 4:     Xác định các kích thước cơ bản của động cơ đốt trong.
4.1 Các thông số so sánh của động cơ.
4.2 Xác định các kích thước cơ bản của động cơ đốt trong.
 
Chương 5:     Động lực học của cơ cấu biên tay quay.
5.1 Tương quan động lực của cơ cấu biên tay quay.
5.2 Trọng khối của các phần chuyển động của cơ cấu biên tay quay.
5.3 Lực quán tính phát sinh trong cơ cấu biên tay quay.
5.4 Động lực học chung của động cơ.
5.5 Sự cân bằng động cơ.
 
Chương 6:     Xác định mômen quán tính của bánh đà động cơ đốt trong
6.1 Điều kiện làm việc của động cơ.
6.2 Xác định mômen quán tính của bánh đà động cơ
6.3 Xác định kích thước của bánh đà.
 
Chương 7:     Tính toán một số chi tiết chính của động cơ.
7.1 Tính toán pít tông.
7.2 Tính toán séc măng.
7.3 Tính toán thanh truyền.
7.4 Tính toán trục khuỷu.
 
6.                  Học liệu.
6.1             Học liệu bắt buộc:     Lý thuyết Tính toán động cơ đốt trong.
6.2             Học liệu tham khảo
6.2.1       Hồ Tấn Chuẩn – Nguyễn Đức Phú – Trần Văn Tế - Nguyễn Tất Tiến. Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong; tập 1, 2, 3. Nhà xuất bản Giáo dục – 1996.
6.2.2       Nguyễn Tất Tiến – Nguyên lý động cơ đốt trong. Nhà xuất bản Giáo dục – 1999.
6.2.3       Nguyễn Thàng Lương – Động cơ đốt trong; Phương tiện giao thông – Nhà xuất bản xây dựng – 2002.
6.2.4       V.N Boltinski – Bùi Lê Thiện dịch – Lý thuyết, kết cấu và tính toán động cơ máy kéo, ô tô; tập 1, 2, 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp – 1984.
6.2.5       Văn Thị Bông – Vy Hữu Thành – Nguyễn Đình Hùng – Hướng dẫn đồ án môn học động cơ đốt trong. NXB Đại học quốc gia Tp.HCM – 2007.
6.2.6       Văn Thị Bông – Nguyễn Đình Long – Nguyễn Trà - Nguyễn Đình Hùng. Thí nghiệm động cơ đốt trong. NXB Đại học quốc gia Tp.HCM – 2005.
6.2.7       The Internal Combustion Engine in Theory and Practice. The MIT – 1998.
6.2.8       Internal Combustion Engine Modeling - 1995.
 
7.                  Hình thức tổ chức dạy học
Lịch trình chung

Nội dung
Lý thuyết (tiết)
Bài tập (tiết)
Chương 1
7
 
Chương 2
4
 
Chương 3
2
 
Chương 4
3
 
Chương 5
3
 
Chương 6
3
 
Chương 7
3
5
Tổng cộng
25
5

 
8.                  Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên.
Sinh viên phải đến lớp dự giờ đầy đủ theo qui định. Các bài tập kiểm tra giữa môn học sẽ cho đột xuất không báo trước để đánh giá sự hiện diện và khả năng tiếp thu của sinh viên.
 
9.                  Phương pháp, hình thức kiểm tra – Đánh giá kết quả học tập môn học.
9.1             Sẽ có bài tập kiểm tra đánh giá giữa các môn học chiếm 20% tổng điểm của cả môn học.
9.2             Kiểm tra đánh giá cuối học kỳ chiếm 80% tổng điểm của môn học.
 
10.             Thang điểm 10.
 
Giảng viên                 Duyệt chủ nhiệm bộ môn                             Thủ trưởng đơn vị đào tạo

Số lần xem trang: 2289

Liên kết doanh nghiệp