TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM                        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
        KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
            --------------                                                           ------------------------
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
THIẾT BỊ LẠNH (REFRIGERATING PLANT)
----------------------
 
            1. Thông tin về giảng viên:
            Họ và tên:                                 BÙI QUỐC KHOA
            Chức danh, học hàm, học vị:     Kỹ sư, Giảng viên
Thời gian địa điểm làm việc:       Khoa Cơ Khí Công Nghệ
Địa chỉ liên hệ:              Đại Học Nông Lâm TPHCM
Các hướng nghiên cứu chính:    
            Lạnh công nghiệp, Điều hòa không khí và thông thoáng nhà xưởng.
2. Thông tin chung về môn học:
Tên môn học:                            Thiết bị lạnh (TBL).
Mã môn học:                            207416
Số tín chỉ:                                 2
Môn học:                                  Tự chọn
Các môn học tiên quyết:            Nhiệt kỹ thuật, Kỹ thuật thực phẩm, Vẽ kỹ thuật.
Các môn học kế tiếp:                Kỹ thuật lạnh.
Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
            Nghe giảng lý thuyết:                                                                 15
            Thực hành, thực tập:                                                                 15
            Làm bài tập trên lớp, Thảo luận, Hoạt động theo nhóm:
            Tự học: Sinh viên tự đầu tư đọc thêm sách tham khảo
Địa chỉ Khoa/Bộ môn phục trách môn học: Bộ môn Công nghệ Nhiệt Lạnh, Khoa CKCN
 
3. Mục tiêu môn học:
Kiến thức: sau khi học xong SV nắm vững những kiến thức cơ bản về Cơ sở nhiệt động quá trình làm việc của máy lạnh, các chu trình lạnh của tác nhân lạnh, đặc tính một số tác nhân lạnh và chất tải lạnh trong các chu trình lạnh, sơ đồ hệ thống lạnh cỡ nhỏ và hệ thống lạnh công nghiệp, thiết bị chính và thiết bị phụ trong hệ thống lạnh.
Kỹ năng: với thời lượng thực tập tại xưởng, SV biết cách khảo sát các thiết bị lạnh, sử dụng các dụng cụ – đồ nghề của thợ lạnh, và vận hành một hệ thống lạnh nhỏ.
 
4. Tóm tắt nội dung:
Môn học Thiết bị lạnh cung cấp: các khái niệm cơ bản về cơ sở nhiệt động quá trình làm việc của máy lạnh, các chu trình lạnh của tác nhân lạnh, tính chất vật lý của môi chất lạnh và chất tải lạnh.
Lý thuyết chung về chọn chu trình lạnh của tác nhân lạnh và tính toán thiết bị chính và thiết bị phụ trong hệ thống lạnh.
Chọn môi chất lạnh và chất tải lạnh thích hợp cho từng chu trình lạnh thực tế.
5. Nội dung chi tiết môn học (tên các chương, mục và tiểu mục):
Chương 1: Tổng quan về ngành lạnh.
1.1 Lịch sử phát triển ngành lạnh.
1.2 Các phương pháp làm lạnh: làm lạnh tự nhiên – làm lạnh nhân tạo.
1.3 Ứng dụng kỹ thuật lạnh trong nền kinh tế quốc dân.
 
Chương 2: Cơ sở nhiệt động quá trình làm việc của máy lạnh.
2.1 Nhiệt động học quá trình làm việc của máy nén lạnh.
            2.1.1 Máy nén 1 cấp.
            2.1.2 Nén đoạn nhiệt không làm mát.
            2.1.3 Nén đa biến có làm mát.
            2.1.4 Máy nén 2 cấp.
2.2 Các chu trình lạnh của tác nhân lạnh.
            2.2.1 Chu trình khô.
            2.2.2 Chu trình quá nhiệt – quá lạnh.
            2.2.3 Chu trình hồi nhiệt.
2.3 Tác nhân lạnh
            2.3.1 Đặc tính một số tác nhân lạnh (Amoniac - Freon)
            2.3.2 Tác nhân lạnh trong các chu trình lạnh.
2.4 Chất tải lạnh
            2.4.1 Các đặc tính của chất tải lạnh.
2.4.2 Một số chất tải lạnh phổ biến hiện nay.
 
            Chương 3: Sơ đồ hệ thống lạnh
            3.1 Sơ đồ hệ thống lạnh nhỏ
                        3.1.1 Tủ lạnh
                        3.1.2 Máy điều hòa
                        3.1.3 Máy kem
            3.2 Sơ đồ hệ thống lạnh công nghiệp
                        3.2.1 Hệ thống sử dụng amoniac.
                        3.2.2 Hệ thống sử dụng Freon.
3.2.3 Hệ thống cấp đông lạnh.
3.2.4 Hệ thống trữ đông.
3.2.5 Máy lạnh công nghiệp.
3.2.6 Hệ thống lạnh 1 cấp.
3.2.7 Hệ thống lạnh nhiều cấp.
           
            Chương 4: Thiết bị lạnh trong hệ thống lạnh
            4.1 Máy nén.
                        4.1.1 Các công thức tính máy nén.
                        4.1.2 Phân loại máy nén
                        4.1.3 Ưu và nhược điểm khi sử dụng máy nén nhiều cấp.
            4.2 Dàn ngưng tụ.
                        4.2.1 Tính toán dàn ngưng tụ.
4.2.2 Cấu tạo dàn ngưng
4.2.3 Phân loại dàn ngưng tụ: theo chế độ giải nhiệt không khí – nước – hỗn hợp nước và không khí.
            4.3 Dàn bay hơi.
                        4.3.1 Tính toán dàn bay hơi.
                        4.3.2 Cấu tạo dàn bay hơi.
            4.3.3 Phân loại dàn bay hơi: làm lạnh trực tiếp – làm lạnh gián tiếp – tác nhân thứ cấp.
            4.3.4 Phân tích ưu – nhược điểm của phương pháp làm lạnh trực tiếp và gián tiếp.
4.4 Bình chứa cao áp.
4.5 Bình chứa thu hồi.
4.6 Bình tách lỏng.
4.7 Bình trung gian.
            4.8 Thiết bị tách dầu.
            4.9 Thiết bị tách khí lạ.
            4.10 Thiết bị lọc.
            4.11 Van tiết lưu
                        4.11.1 Van tiết lưu tay
                        4.11.2 Van tiết lưu tự động.
                        4.11.3 Van tiết lưu điện tử.
            4.12 Các loại van
                        4.12.1 Van tay.
                        4.12.2 Van 1 chiều
                        4.12.3 Van tự động điện
 
            Chương 5: Hệ thống điện trong hệ thống lạnh
            5.1 Hệ thống điện trong máy lạnh gia đình.
            5.2 Hệ thống điện trong máy lạnh công nghiệp.
 
THỰC HÀNH:
            Bài thực tập
            Bài 1: Khảo sát các thiết bị lạnh
-         Các kiểu máy nén.
-         Các kiểu dàn ngưng.
-         Các kiểu dàn bay hơi.
-         Các kiểu van tiết lưu.
-         Thiết bị điện trong hệ thống lạnh.
 
Bài 2: Sử dụng các dụng cụ, đồ nghề của thợ lạnh
-         Gió đá, đèn hàn.
-         Sử dụng các đồng hồ đo.
-         Dụng cụ cắt nối ống đồng.
 
Bài 3: Vận hành một hệ thống lạnh nhỏ
 
6. Học liệu tham khảo:
- Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùy, Kỹ thuật lạnh cơ sở; NXB GD 2005.
- Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùy, Máy và thiết bị lạnh; NXBGD 1997.
- Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùy - Đinh Văn Thuận, Kỹ thuật lạnh ứng dụng, NXBGD 1995.
- Đinh Văn Thuận - Võ Chí Chính, Hệ thống máy và thiết bị lạnh, NXB KH&KT 2007
- Trần Thanh Kỳ, Máy lạnh, Trường ĐHBK Tp.HCM.
- Nguyễn Đức Lợi, Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh, NXB KH&KT 2002.
Website:Sanyo-Toshiba-National-Panasonic-Hitachi-LG-Reetech-Carrier-Trane-ThermoKing-York-Frick-Mycom.
 
7. Hình thức tổ chức dạy học:
Lịch trình chung:
 

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành, thí nghiệm, thực tập
Tự học, tự nghiên cứu
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Nội dung 1: Các vấn đề chung.
1
0,5
0,5
 
 
7
Nội dung 2: Nhiệt động học quá trình làm việc của máy nén lạnh.
1
0,5
0,5
 
 
7
Nội dung 3: chu trình lạnh của tác nhân lạnh.
1
0,5
0,5
 
 
7
Nội dung 4: Tác nhân lạnh và chất tải lạnh.
1
0,5
0,5
 
 
12
Nội dung 5: Sơ đồ hệ thống lạnh cỡ lớn và cỡ nhỏ.
1
0,5
0,5
6
 
18
Nội dung 6: Thiết bị lạnh trong hệ thống lạnh
2
0,5
0,5
6
 
29
Nội dung 7: Hệ thống điện trong hệ thống lạnh.
1
0,5
0,5
3
 
10
Thực tập:
 
 
 
15
 
15

 
8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên.
Sinh viên cần dự giờ để được cung cấp thông tin hữu ích, thảo luận nắm rõ các nội dung. Bắt buộc tham gia đầy đủ các buổi thực tập và làm báo cáo, nếu vắng phải có lý do và đề nghị thực tập bổ sung.
 
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập môn học.
Kiểm tra giữa kỳ: viết                                                                            30%
Báo cáo thực tập: nhóm, bài viết và trình bày trước lớp              20%
Thi cuối kỳ: viết                                                                                    50%
 
             Giảng viên                     Duyệt của chủ nhiệm BM                        Thủ trưởng đơn vị đào tạo

Số lần xem trang: 2187