TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA CƠ KHÍ-CÔNG NGHỆ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY
 
 
1. Thông tin về giảng viên:
Họ và tên: Phạm Đức Dũng.
Chức danh, học hàm, học vị: GVC, Thạc sỹ.
Địa điểm làm việc: Khoa Cơ Khí Công Nghệ.
Các hướng nghiên cứu chính: thiết kế, chế tạo máy.
2. Thông tin chung về môn học:
Tên môn học: Đồ án Chi tiết máy.
Mã môn học: 207101.
Số tín chỉ: 1.
Môn học: bắt buộc.
Các môn học tiên quyết: Kim loại học nhiệt luyện, Chi tiết máy, Công nghệ kim loại.
Các môn học kế tiếp: các môn học chuyên ngành.
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 0 giờ.
                  + Thực hành, thực tập tại phòng thí nghiệm: 45 giờ.
Địa chỉ: Khoa: Cơ Khí Công Nghệ, Trường Đại Học Nông Lâm, Bộ Môn: Kỹ thuật Cơ sở, Phòng số 15 khu vực văn phòng khoa.
3. Mục tiêu của môn học:
            - Kiến thức:
a) Nắm được những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp tính toán, thiết kế của các chi tiết máy được sử dụng trong một hộp giảm tốc cụ thể.
c) Nắm được phương pháp bố trí các chi tiết máy trong hộp giảm tốc một cách hợp lý, thuận tiện cho việc chế tạo chi tiết máy.
- Kỹ năng: Thành thạo phương pháp thiết kế các chi tiết máy.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học “Đồ án chi tiết máy” là môn học nghiên cứu tính toán và thiết kế các thành phần của một hệ dẫn động cơ khí. Trong đó, trọng tâm là thiết kế một hộp giảm tốc để truyền momen từ nguồn động lực đến bộ phận công tác. Nội dung chính của môn học gồm có:
- Xác định nguyên tắc hoạt động và chế độ làm việc của máy dự định thiết kế.
- Lập sơ đồ chung toàn máy và các bộ phận máy thỏa mãn yêu cầu cho trước. Đề xuất một số phương án thực hiện, đánh giá và so sánh các phương án để tìm ra phương án phù hợp nhất, đáp ứng nhiều nhất các yêu cầu đã được đặt ra.
- Xác định hoặc momen tác dụng lên các bộ phận máy và đặc tính thay đổi của tải trọng.
- Chọn vật liệu thích hợp nhằm sử dụng một cách có lợi nhất tính chất đa dạng và khác biệt của vật liệu để nâng cao hiệu quả và độ tin cậy làm việc của máy.
- Thực hiện các tính toán động học, lực, độ bền và các tính toán khác nhằm xác định kích thước của chi tiết máy, bộ phận máy và toàn máy.
- Thiết kế kết cấu các chi tiết máy, bộ phận máy và toàn máy thỏa mãn các chỉ tiêu về khả năng làm việc đồng thời đáp ứng các yêu cầu về công nghệ và lắp ghép.
- Lập thuyết minh, các hướng dẫn về sử dụng và sửa chữa máy.
5. Nội dung chi tiết môn học:
      1/ Chọn động cơ và phân phối tỉ số truyền
            1.1/ Chọn động cơ điện.
            1.2/ Phân phối tỉ số truyền.
      2/ Thiết kế các bộ truyền.
            2.1/ Thiết kế bộ truyền cấp nhanh.
            2.2/ Thiết kế bộ tryền cấp chậm.
            2.3/ Thiết kế các bộ truyền bên ngoài hộp giảm tốc.
      3/ Thiết kế trục và then.
            3.1/ Tính sơ bộ trục.
            3.2/ Tính gần đúng trục.
            3.3/ Tính chính xác trục.
            3.4/ Chọn và kiểm nghiệm then.
      4/ Thiết kế gối đỡ trục.
            4.1/ Chọn ổ lăn.
            4.2/ Chọn kiểu lắp ổ lăn.
            4.3/ Cố định theo phương dọc trục.
            4.4/ Bôi trơn ổ lăn.
            4.5/ Che kín ổ lăn.
      5/ Cấu tạo vỏ hộp và các chi tiết máy khác.
            5.1/ Vỏ hộp và nắp.
            5.2/ Cấu tạo các bánh răng.
            5.3/ Chọn kiểu lắp bánh răng.
            5.4/ Cố định bánh răng theo phương dọc trục.
            5.5/ Cấu tạo bộ phận chuyển tốc độ.
            5.6/ Cấu tạo bộ phận tung dầu.
      6/ Bôi trơn hộp giảm tốc.
6. Học liệu:
            Học liệu bắt buộc:
- TS Trịnh Chất, Lê văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 1, 2, NXB Giáo dục - 1993.
- TS Nguyễn văn Yến, thiết lập các bản vẽ trong đồ án chi tiết máy, NXB Giao thông vận tải, 2005.
7. Hình thức tổ chức dạy học:
* Lịch trình chung:
 
 
 
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành,
Thí nghiệm,
Thực tập
giáo trình,
Rèn nghề
Tự học, tự
nghiên cứu
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Nội dung 1
1/ Chọn động cơ và phân phối tỉ số truyền.
2/ Thiết kế các bộ truyền.
3/ Thiết kế trục và then.
4/ Thiết kế gối đỡ trục.
5/ Cấu tạo vỏ hộp và các chi tiết máy khác.
6/ Bôi trơn hộp giảm tốc.
 
 
 
45
 
5
10
10
5
 
10
5
 
45
Nội dung 2
 
 
 
 
0
0
 
8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên:
Kiểm tra, đánh giá kết quả tính toán các bộ truyền: 1 lần.
Kiểm tra bản vẽ lắp hộp giảm tốc: 1 lần.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập môn học:
9.1 Kiểm tra đánh giá thưòng xuyên: Mỗi tuần: 1 lần.
9.2 Kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện: 4 tuần: 1 lần.
9.3 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập: Thực hiện đúng tiến độ: 4 điểm.
9.4 Lịch thi, kiểm tra: cuối học kỳ. 6 điểm.
 

Giảng viên đào tạo
(Ký tên)
Chủ nhiệm bộ môn duyệt
(Ký tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên)

 

Số lần xem trang: 2220