CHUẨN ĐẦU RA ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Ngành: Cơ điện tử
 
1. Kiến thức
-         Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Công sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-         Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
-         Có trình độ tin học tương đương trình độ B; sử dụng thành thạo các phần mềm về Autocad, kỹ thuật lập trình ,…Ngoài ra, tốt nghiệp ngành cơ điện tử, yêu cầu đầu ra phải sử dụng thành thạo các kiến thức lập trình điều khiển như C++, lập trình PLC và lập trình gia công CAD/CAM/CNC.
-         Tiếng Anh đạt trình độ B hoặc 350 điểm TOEIC hoặc 400 TOEFL.
-         Có kiến thức của các quá trình, máy và thiết bị để sử dụng, sản xuất các chi tiết máy, máy, đặc biệt là các hệ thống máy cơ điện tử cho các ngành sản xuất công – nông nghiệp.
-         Có kiến thức cơ bản phục vụ tính toán thiết kế các hệ thống cơ điện tử như nguyên lý – chi tiết máy, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật vi điều khiển.
-         Có kiến thức thiết kế, chế tạo các mạch điện tử phục vụ cho công nghiệp sản xuất các hệ thống máy hiện đại (được điều khiển tự động).
-         Có kiến thức thiết kế, chế tạo Robots phục vụ sản xuất công – nông nghiệp.
-         Có kiến thức về quản lý, bảo dưỡng các hệ thống máy phục vụ sản xuất vi mạch, khuôn mẫu và các hệ thống thiết bị công nghệ cao.
2. Kỹ năng
-         Thiết kế chế tạo mạch điện tử phục vụ cho các ngành sản xuất công – nông nghiệp.
-         Thiết kế chế tạo Robots, phục vụ trong sản xuất công – nông nghiệp.
-         Khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm.
-         Xây dựng kế hoạch, lập dự án phát triển sản xuất, tổ chức, điều hành và chỉ đạo sản xuất thuộc các ngành chế tạo cơ khí chính xác, cơ giới hóa và tự động hoá các quá trình sản xuất.
3. Thái độ
-         Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
-         Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, biết phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn các ngành sản xuất công - nông nghiệp.
-         Có tinh thần học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
-         Có tính thần hợp tác và tính cộng đồng trong công việc và đời sống.
4. Hành vi
-         Chấp hành nghiêm chỉnh Chủ trương đường lối, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, Pháp lệnh, Pháp luật của Nhà nước, Nội quy, Quy chế cơ quan.
-         Chấp hành sự phân công, điều động trong công tác của các cấp thẩm quyền.
-         Có tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác, nhiệm vụ được giao.
-         Có bản lĩnh, tự tin, khẳng định năng lực đào tạo của bản thân. 

Số lần xem trang: 2175