TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 KHOA: CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
                                                 
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
TUA BIN HƠI VÀ TUA BIN KHÍ
1. Thông tin về giảng viên:   
Họ và tên:   NGUYỄN ĐỨC KHUYẾN
Chức danh, học hàm, học vị: Giảng Viên. K.S
Thời gian, địa điểm làm việc: Phòng số 07 Văn phòng Khoa Cơ Khí
Email:  khuyenguyen@hcmuaf.edu.vn
Các hướng nghiên cứu chính: Công nghệ sau thu hoạch, lý thuyết nhiệt.
 
 

 

2. Thông tin chung về môn học
-         Tên môn học:      Tua bin hơi và tua bin khí
-         Mã môn học:      207420
-         Số tín chỉ:       03
-         Môn học: - Bắt buộc:
-         Lựa chọn:
-         Các môn học tiên quyết: Nhiệt động lực học kỹ thuật, Truyền nhiệt, Cơ học lưu chất
-         Các môn học kế tiếp: Thiết bị trao đổi nhiệt, kỹ thuật sấy
-         Các yêu cầu đối với môn học (nếu có):
-         Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết: 03
+ Làm bài tập trên lớp: 0
+ Thảo luận: 0
+ Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập...): 0
+ Hoạt động theo nhóm: 0
+ Tự học: 5
- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa cơ khí công nghệ
3. Mục tiêu của môn học
-  Mục tiêu về kiến thức:
+ Nắm được kiến thức sâu rộng của ngành học;
+ Nắm được kiến thức cơ bản của các ngành học khác để hiểu và tiếp tục học tập;
+ Biết về sự thay đổi của xã hội, đặc biệt là xu hướng phát triển;
-  Mục tiêu về kỹ năng:
+ Có các kỹ năng thực tiễn về nghề nghiệp và có thể phát triển được;
+ Có kỹ năng làm việc với người khác;
+ Có các kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề;
+ Có kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức để dùng vào những mục đích riêng biệt; Có các kỹ năng tự phát triển giữa xu hướng thay đổi;
+ Đánh giá được cách dạy và học.
- Mục tiêu về thái độ chuyên cần:
+ Yêu thích môn học, ngành học mà sinh viên đang theo học;
+ Kính trọng, yêu quý, muốn noi gương các nhà khoa học, giảng viên đang giảng dạy môn học;
+ Nhìn thấy thái độ của riêng mình;
4. Tóm tắt nội dung môn học
Tuabin hơi nước và tuabin khí là những thiết bị dùng để biến nhiệt năng thành công năng, được sử dụng trong nhà máy nhiệt điện và xí nghiệp công nghiệp.
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tuabin hơi, tuabin khí – kể cả cấu tạo của tuabin và những thiết bị phụ của nó.
Phần chính của nội dung trình bày nguyên lý hoạt động và hiệu suất biến đổi nhiệt năng thành cơ năng trong 1 tầng công tác và sau đó trong toàn bộ tuabin.
Môn học cũng giúp sinh viên hiểu biết quá trình ngưng hơi, các phương pháp điều chỉnh công suất tuabin cũng như việc lắp ráp, vận hành máy.
5. Nội dung chi tiết môn học (tên các chương, mục, tiểu mục)

 
Phần mở đầu
Giới thiệu môn học
Vị trí, vai trò của tuabin trong nhà máy.
 
 
 
Chương 1
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ CẤU TẠO CỦA TUABIN HƠI NƯỚC.
1.1 Các nguyên lý làm việc
1.2 Cấu tạo của tuabin
1.3 Phân loại tuabin
 
 
 
Chương 2
TẦNG CÔNG TÁC CỦA TUABIN HƠI NƯỚC
2.1 Dòng chảy trong ống phun
2.2 Các tầng dọc trục
2.3 Biến đổi năng lượng trong tầng dọc trục
 
 
 
2.4 Hiệu suất vòng của tầng dọc trục
2.5 Tầng Curtis
2.6 Đặc trưng hình học và khí động của cánh
2.7 Tổn thất năng lượng trong tầng
 
 
 
Chương 3
TÍNH TOÁN NHIỆT TẦNG CÔNG TÁC
3.1 Các phương pháp tính
3.2 Tính toán tầng xung lực
 
 
 
Chương 4
TUABIN NHIỀU TẦNG
4.1 Những đặc điểm của tuabin nhiều tầng
4.2 Hệ số hoàn nhiệt
4.3 Các tổn thất ở taubin
 
 
 
4.4 Lực dọc trục
4.5 Bộ chèn trục
4.6 Lưu lượng hơi qua tuabin
4.7 Tuabin hơi bão hoà
 
 
 
Chương 5
TÍNH TOÁN TUABIN NHIỀU TẦNG
5.1 Tính nhóm tầng phản lực
5.2 Tính nhiệt tuabin nhiều tầng
 
 
 
Chương 6
BÌNH NGƯNG
6.1 Quá trình ngưng tụ trong bình ngưng
6.2 Bình ngưng kiểu bề mặt
6.3 Tính nhiệt bình ngưng
6.4 Đặc tính của bình ngưng (khi chế độ làm việc thay đổi)
6.5 Hút không khí ra khỏi bình ngưng
6.6 Trở kháng thuỷ lực và trở kháng hơi
 
 
 
Chương 7
ĐIỀU CHỈNH TUABIN
7.1 Bộ điều chỉnh
7.2 Các phương phgáp điều chỉnh công suất
7.3 Đặc tính năng lượng cùa tuabin hơi
7.4 Hệ thống dầu bôi trơn và điều chinh
 
 
 
Chương 8
LẮP ĐẶT VẬN HÀNH TUABIN HƠI
8.1 Giới thiệu một số loại tuabin
8.2 Công tác lắp đặt
8.3 Vận hành tuabin
 
 
 
Chương 9
TUABIN KHÍ
9.1 Tầng công tác của tuabin khí
9.2 Sự biến đổi năng lượng. Hiệu suất và các tổn thất
9.3 Tính toán tầng tuabin khí
9.4 Đặc tính của tuabin
9.5 Vật liệu chế tạo
9.6 Làm mát tuabin
 
 
 
Chương 10
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA THIẾT BỊ TUABIN KHÍ
10.1 Máy nén khí
10.2 Nhiên liệu và quá trình cháy
10.3 Buồng đốt: Hiệu suất, đặc điểm,cấu tạo
10.4 Điều chỉnh tuabin khí
 
 
 
10.5 Ứng xử của tuabin khí điều kiện môi trường thay đổi
10.6 Khả năng vận hành quá tải
10.7 Vận hành tuabin khí
 
 

6. Học liệu
1. Bài giảng môn học Tuabin hơi nước và tuabin khí - ĐH Bách Khoa TP.HCM
2. Phạm Lương Tuệ - Thiết bị tuabin hơi - ĐH Bách Khoa HN
7. Hình thức tổ chức dạy học
* Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)

Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học môn học
Tổng
Lên lớp
Thực hành, thí nghiệm, thực tập giáotrình, rèn nghề, …
Tự học, tự nghiên cứu
Lý thuyết
Bài tập
Thảo luận
Giới thiệu môn học
3
 
 
 
15
18
Tua bin hơi nước
27
 
 
 
30
57
Tua bin khí.
15
 
 
 
30
45
Thực hành
 
 
 
 
 
 

 
 
8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên
            - Tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp
- Tham gia nhóm thảo luận
- Chuẩn bị cho các chủ đề thảo luận trên lớp
- Tự tìm hiểu thêm tài liệu và các thông tin liên quan đến môn học
- Tham gia kiến tập tại nhà máy và viết bài thu hoạch đầy đủ
- Thực hiện tiểu luận môn học
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
            Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá
9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên
Kiểm tra thường xuyên trên lớp bằng hình thức đặt câu hỏi về các chủ đề đã được học và thảo luận
Kiểm tra việc tự học bằng cách đặt ra các câu hỏi về các chủ đề đả và sắp thảo luận
9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì: Bao gồm các phần sau (trọng số của từng phần do giảng viên đề xuất, chủ nhiệm bộ môn thông qua):
-         Tham gia học tập trên lớp: 10%
-         Phần tự học, tự nghiên cứu: 20%
-         Hoạt động theo nhóm:
-         Kiểm tra - đánh giá giữa kì: 10%
-         Kiểm tra - đánh giá cuối kì: 60%
-         Các kiểm tra khác
9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập
- Nội dung bài tập
- Kết quả bài làm
- Thông tin bổ xung
9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại)
   Giảng viên             Duyệt Chủ nhiệm bộ môn                           Thủ trưởng đơn vị đào tạo
     (Ký tên)                               (Ký tên)                                                                      (Ký tên)
 
 
 
Nguyễn Đức Khuyến

Số lần xem trang: 2440