BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật cơ khí                    Mã ngành: 52510201

Chuyên ngành: Cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm

Tên tiếng Anh: Mechanical Engineering Technology. Major:  Agricultural Product – Food Processing and Preservation Egineering

Hình thức đào tạo: Chính qui

(Ban hành tại Quyết định số: 3000/QĐ-ĐHNL-ĐT, ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm TPHCM)

1.      Thời gian đào tạo: 4 năm

2.      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương

3.      Thang điểm, Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

a.      Thang điểm: theo hệ 4.0

b.      Quy trình đào tạo: đào tạo chính quy tập trung, thực hiện theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (qui chế ban hành theo quyết định số 43/2007/GDĐT)

c.      Điều kiện tốt nghiệp:

Điều kiện chung: Tổng số tín chỉ tích lũy tối thiểu 135 và điểm trung bình tích lũy tối thiểu: 2.0

Điều kiện riêng: Không

4.      Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra

4.1.           Mục đích

Đào tạo kỹ sư chuyên ngành Cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề trong chuyên ngành cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm; có khả năng học tập nâng cao trình độ, có sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội, có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và hội nhập quốc tế.

4.2.           Mục tiêu đào tào

1.    PO 1: Có kiến thức cơ bản chung của ngành Kỹ thuật cơ khí.

2.    PO 2: Có kiến thức chuyên môn của chuyên ngành Cơ khí chế biến bảo quản  nông sản thực phẩm. Có khả năng quản lý công nghệ, thiết kế và vận hành các quy trình chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi phù hợp với nhu cầu xã hội.

3.    PO 3: Có các kỹ năng làm việc trong lĩnh vực cơ khí nói chung và chuyên sâu trong ngành chế biến bảo quản nông sản thực phẩm. Có khả năng hội nhập vào thị trường lao động ở các nước tiên tiến trong khu vực.

4.    PO 4:   Có năng lực nghiên cứu: khám phá tri thức, tư duy hệ thống, lập luận kỹ thuật chuyên môn sâu của ngành cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm  và đủ kiến thức, năng lực học tập, nâng cao trình độ ở cấp học cao hơn.

4.3.           Chuẩn đầu ra

1.      Có kiến thức cơ bản của ngành Kỹ thuật cơ khí

ELO 1.         Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực xã hội và nhân văn; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

ELO 2.         Có đủ kiến thức về nền tảng về toán và khoa học tự nhiên, xã hội làm cơ sở vững chắc cho việc tiếp thu, học tập các môn cơ sở ngành và chuyên ngành. 

ELO 3.         Có đủ kiến thức và khả năng ứng dụng khối kiến thức cơ sở ngành như vật liệu học, dung sai lắp ghép, vẽ kỹ thuật, hoạ hình, nguyên lý máy, sức bền vật liệu, chi tiết máy, điện kỹ thuật, nhiệt kỹ thuật, công nghệ gia công chế tạo máy… để có thể lập qui trình sản xuất các máy móc thiết bị cơ khí nói chung và là cơ sở cho việc lĩnh hội các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu về quản lý, sản xuất, vận hành, bảo trì các hệ thống máy móc và thiết bị bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.

ELO 4.         Có đủ kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập cũng như trình bày các giao tiếp kỹ thuật trên máy tính; sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong kỹ thuật cơ khí về vẽ kỹ thuật, mô phỏng cơ khí, khai triển, thiết kế chi tiết máy, xử lý số liệu thí nghiệm… hỗ trợ cho công tác thiết kế, quản lý đánh giá hoạt động của hệ thống máy, thiết bị trong chuyên ngành. Có trình độ ngoại ngữ nhất định để có thể khai thác thông tin chuyên ngành trong học tập, nghiên cứu và hội nhập thị trường lao động quốc tế (tương đương 450 điểm TOEIC).

2.      Có kiến thức chuyên môn của chuyên ngành Cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm. Có khả năng quản lý công nghệ, thiết kế và vận hành các quy trình chế biến bảo quản nông sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi phù hợp với nhu cầu xã hội

ELO 5.         Có nhận thức rõ về nhu cầu xã hội cũng như hiểu biết về vai trò của chuyên ngành Cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm trong nền sản xuất nông nghiệp của đất nước ta và trên thế giới.

ELO 6.         Có kiến thức chuyên môn sâu về các nguyên lý của từng chủng loại thiết bị ứng dụng trong qui trình bảo quản, chế biến phù hợp cho từng nhóm sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc trưng.

ELO 7.         Nắm vững những qui trình công nghệ bảo quản, chế biến các loại nông sản thực phẩm theo nhiều qui mô, cấp độ khác nhau phù hợp với thực tế sản xuất. Có năng lực phân tích, nhận định và định hướng xây dựng qui trình công nghệ gia công phù hợp cho từng loại nông sản thực phẩm.

ELO 8.         Có năng lực tính toán thiết kế, xây dựng qui trình chế tạo và năng lực quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống thiết bị trong dây chuyền chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm. Có đủ kiến thức phân tích, phản biện, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của một hệ thống thiết bị chuyên ngành.

ELO 9.            Có đủ kiến thức cập nhật về ứng dụng công nghệ cao theo hướng cơ khí hóa & hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có khả năng chuyển giao công nghệ và các dịch vụ kỹ thuật chuyên môn vào thực tế sản xuất.

3.      Có các kỹ năng làm việc trong lĩnh vực cơ khí nói chung và chuyên sâu trong chuyên ngành Cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm. Có khả năng hội nhập vào thị trường lao động ở các nước tiên tiến trong khu vực.

ELO 10.         Có đạo đức nghệ nghiệp, có ý thức bảo vệ môi trường và tính chuyên nghiệp.

ELO 11.         Có kỹ năng làm việc độc lập, có năng lực trình bày, diễn thuyết vấn đề chuyên môn một cách thuyết phục, khoa học. Có năng lực làm việc nhóm, có tinh thần cộng tác tốt đồng thời phát huy điểm mạnh của cá nhân trong nhóm.

ELO 12.         Có khả năng tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng, nâng cao các kiến thức, kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực cơ khí chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm và phối hợp kiến thức liên ngành.

4.      Có năng lực nghiên cứu: khám phá tri thức, tư duy hệ thống, lập luận kỹ thuật chuyên môn sâu của ngành cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm 

ELO 13.         Có phương pháp luận nghiên cứu khoa học, tư duy sáng tạo, biết phân tích và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm.

ELO 14.         Có khả năng thực nghiệm và khám phá tri thức, có tinh thần học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn của ngành cơ khí và chuyên ngành cơ khí chế biến bảo quản NSTP.

5.      Khối lượng kiến thức toàn khóa: 135 Tín chỉ

6.      Phân bổ khối lượng các khối kiến thức

Nội dung

Số tín chỉ

Tổng

Bắt buộc

Tự chọn

Khối kiến thức cơ bản

49

47

2

Lý luận chính trị

12

12

 

Khoa học XH&NV

2

 

2

Ngoại ngữ

7

7

 

Tin học

3

3

 

Toán và KHTN

17

17

 

Học phần điều kiện (*)

8

8

 

Khối kiến thức cơ sở ngành

35

33

2

Cơ sở nhóm ngành và ngành

35

33

2

Khối kiến thức chuyên ngành

51

39

12

Chuyên ngành/ thực hành chuyên ngành

32

20

12

Thực tập xưởng / thực tập sản xuất

9

9

 

Khóa luận tốt nghiệp

10

10

 

 

 

 

Số lần xem trang: 2168

CHUẨN ĐẦU RA CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ BIẾN BẢO QUẢN NÔNG SẢN THỰC PHẨM

Liên kết doanh nghiệp